Khi bế em bé cần nâng đỡ phần đầu của chúng. Trẻ sơ sinh chưa có cơ vùng cổ đủ khỏe, vì vậy khi đầu bị tác động đột ngột có thể gây khó thở và chấn thương nếu cổ của trẻ không được nâng đỡ đúng cách cho đến khi trẻ được ít nhất 4 - 6 tháng tuổi.
Nhiều mẹ thường dùng địu để giữ trẻ, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng. Chân của trẻ cần được hỗ trợ giống như tư thế khi mẹ bế con. Tư thế này sẽ giúp cố định các khớp xương và tránh cột sống bị tổn thương. Nếu chân trẻ lủng lẳng có thể dẫn đến các bệnh về khớp háng nghiêm trọng như loạn sản hoặc trật khớp.
Nếu ôm trẻ với tư thế ngực kề ngực, nên chú ý đến vị trí mặt của trẻ. Tư thế đúng là mặt nằm ở phía trên vai. Nếu mặt úp vào vai có thể làm cho trẻ khó thở. Ngoài ra, một phần áo có thể cọ xát vào miệng trẻ.
Đổi bên rất cần thiết khi ôm trẻ trong thời gian dài. Khi còn nhỏ, cổ trẻ rất yếu. Vì vậy cần sự phát triển đều đặn ở cả hai bên.
Nếu không cơ cổ ở một bên có thể phát triển yếu hơn và trẻ có thể gặp vấn đề với việc quay đầu.
Không nên giữ trẻ chỉ bằng mông và đầu. Thứ nhất tư thế này dễ tuột tay khiến trẻ gặp các chấn thương không đáng có. Thứ hai, cột sống chịu nhiều lực do thiếu hỗ trợ lưng thích hợp. Vì vậy, cần đỡ phần lưng trẻ bằng một tay, tay còn lại hỗ trợ đỡ vùng đầu.
Tư thế này khiến việc kiểm soát trẻ trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra còn gây áp lực lên cột sống và chân. Vì vậy nên giữ em bé với tư thế áp mặt vào ngực đồng thời chú ý và đảm bảo hỗ trợ cho chân và lưng của bé.
Không kéo trẻ lên bằng tay. Điều này có thể gây ra tình trạng được gọi là khuỷu tay y tá. Điều này xảy ra khi khuỷu tay bị dịch chuyển một phần tại khớp xảy ra phổ biến ở trẻ em. Tình trạng này cũng có thể gây ra khi kéo hoặc xoay trẻ. Khi trẻ được 5 tuổi, xương của chúng trở nên khỏe hơn và khuỷu tay kéo ít có khả năng di lệch hơn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh