Kẽm được biết đến là một khoáng chất vi lượng rất cần thiết cho trẻ sơ sinh. Trong cơ thể, kẽm tham gia trực tiếp vào quá trình tạo nên các enzyme thúc đẩy quá trình tổng hợp protein.
Quá trình tổng hợp protein hiệu quả giúp trẻ phát triển dễ dàng về chiều cao, cơ bắp, hệ miễn dịch,... Hệ miễn dịch hoạt động tốt đồng nghĩa với việc vé sẽ tránh được các tác nhân gây hại như vi rút, vi khuẩn, nấm, xâm nhập vào cơ thể. Từ đó, sẽ giảm tình trạng đau ốm vặt, tăng cảm nhận của các giác quan như vị giác, khứu giác,... giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Bổ sung kẽm đầy đủ là tăng khả năng tổng hợp protein do đó đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương hoặc những vùng da bị tổn thương.
Tuy nhiên, không chỉ riêng những chất dinh dưỡng khác, việc bổ sung kẽm cũng là một con dao hai lưỡi. Nếu quá thừa hoặc thiếu kẽm trong cơ thể, trẻ dễ có cảm giác đau bụng, buồn nôn, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là tăng trưởng chậm,...
Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh đầy đủ có tác dụng giúp bé ăn ngon ngủ yên
Vậy làm thế nào để bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh đầy đủ nhất? Bổ sung với liều lượng bao nhiêu và bổ sung bằng con đường nào?
Ở mỗi giai đoạn phát triển và mỗi độ tuổi khác nhau trẻ cũng có nhu cầu kẽm khác nhau.
Các mẹ có thể tham khảo liều lượng dưới đây do tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) quy định:
Ở độ tuổi này, việc bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh nhanh và tốt nhất là từ nguồn sữa mẹ. Sữa mẹ ở giai đoạn đầu này, không chỉ chứa một nguồn kẽm khổng lồ mà còn chứa nhiều kháng thể và các chất dinh dưỡng khác.
Chính vì vậy, trong suốt giai đoạn này, hạn chế cho trẻ bú sữa ngoài, hãy tận dụng nguồn sữa mẹ vốn có để giúp bé phát triển tốt hơn. Do đó, việc bổ sung đầy đủ kẽm cũng như chất dinh dưỡng cho mẹ trong giai đoạn mang thai là hết sức quan trọng.
Một số lưu ý mà các mẹ mang thai nên biết để bổ sung vào khẩu phần ăn của mình hàng ngày như:
Giai đoạn này trẻ bắt đầu có những cảm nhận và nhận thức về thức ăn. Do đó, chúng ta cần phải thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày để tránh gây cảm giác nhàm chán, nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.
Đối với các bé thuộc nhóm này, mẹ nên chế miếng món ăn theo nhiều loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như: từ cá, tôm đồng, lươn, cua, hàu, thịt hoặc từ các loại đậu (đậu nành), các loại hạt, rau xanh (bông cải xanh, cải bó xanh, thậm chí là tỏi),...
Việc ép chúng ăn theo ý của mình là điều vô cùng khó khăn. Do đó, để giúp bé ăn ngon miệng hơn, nhưng vẫn bổ sung đầy đủ kẽm và chất dinh dưỡng cho cơ thể, mẹ cần đáp ứng theo ý muốn của trẻ.
Một số loại thực phẩm giàu kẽm mà hầu hết các trẻ đều thích như: Socola đen, bơ sữa, sữa chua, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt,... Với những loại thực phẩm này, kích thích vị giác giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Bên cạnh việc bổ sung kẽm qua các khẩu phần ăn uống hàng ngày, các mẹ còn có thể bổ sung kẽm cho trẻ thông qua các thực phẩm bổ sung. Khi bổ sung kẽm thông qua loại này, mẹ nên cho bé uống sau bữa ăn 30 phút. Cho uống trong vòng từ 2 - 3 tháng sau đó ngưng. Đừng quên thực phẩm bổ sung kẽm cho bé những loại vitamin A, B6, C để tăng hấp thu kẽm các mẹ nhé!
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyến khích các mẹ bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thông qua các loại thực phẩm tươi xanh hàng ngày. Bằng cách này kẽm sẽ được hấp thu nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Hầu như ngày nay, các ông bố bà mẹ chỉ nghĩ rằng chỉ cần bổ sung đầy đủ lượng canxi là trẻ đã có thể phát triển chiều cao, tăng độ chắc khỏe khung xương,... Tuy nhiên, quan niệm này chưa hoàn toàn đúng và đủ. Bên cạnh việc bổ sung canxi, cha mẹ cần chú trọng đến việc bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh đầy đủ. Có như vậy, cơ thể bé mới đủ chất dinh dưỡng, tăng khả năng miễn dịch, hỗ trợ phát triển toàn diện cả về thể trọng lẫn sức khỏe.
Xem thêm: Ước lượng khẩu phần ăn cho bé hàng ngày