Trẻ em là đối tượng rất dễ nhiễm vi khuẩn HP nếu cha mẹ bị nhiễm vi khuẩn này. Trẻ nhiễm HP có nhiều điểm khác với người lớn. Vậy cách phát hiện trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP như thế nào?
Hầu hết các trường hợp trẻ bị nhiễm HP đều là do lây nhiễm trong sinh hoạt từ môi trường sống.
Theo nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm HP ở trẻ em thường thấp hơn người lớn. Càng lớn tuổi thì khả năng mắc HP càng cao. Nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ không dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên cũng cần phải phát hiện và điều trị triệt để vi khuẩn HP cho trẻ để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý ở dạ dày.
Thông thường sau khi bị nhiễm vi khuẩn HP một thời gian trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
Khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP, cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay để làm các xét nghiệm phát hiện sớm vi khuẩn HP.
Các xét nghiệm cần thực hiện để phát hiện vi khuẩn HP ở trẻ là:
Khi trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP cần phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh theo phác đồ phù hợp với độ tuổi. Cha mẹ cần tuân thủ theo đúng đơn thuốc chỉ định của bác sĩ. Không tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi đơn thuốc bởi sẽ gây tác dụng phụ hoặc khiến bệnh lâu khỏi hơn.
Đối với những trường hợp gia đình có tiền sử mắc các bệnh ở dạ dày do vi khuẩn HP thì gia đình cần đưa bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh. Đồng thời theo dõi tình trạng sức khỏe, xử trí kịp thời nếu có bất cứ biến chứng nào xảy ra.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh