Bạn biết gì về bệnh tăng huyết áp?

Tăng huyết áp là bệnh lí gặp phổ biến ở hầu hết những người lớn tuổi. Huyết áp là áp lực của máu tác dụng lên thành động mạch. Khi nó quá cao sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và gây ra tổn thương động mạch. Theo thời gian, huyết áp cao không được kiểm soát sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận.

Triệu chứng

Tăng huyết áp thường được gọi là kẻ giết người thầm lặng bởi nó có thể không gây ra bất kì triệu chứng nào trong nhiều năm. Trên thực tế, cứ 5 người lại có 1 người không ý thức được họ bị tăng huyết áp. Bệnh có thể âm thầm làm tổn thương tim, phổi, mạch máu, não và thận nếu không được điều trị. Nó cũng là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến đột quỵ và nhồi máu cơ tim ở Mỹ.

 

Nguyên nhân

Huyết áp bình thường sẽ ở dưới mức 140/90, cao hơn chỉ số này có nghĩa là bạn bị tăng huyết áp. Trong hầu hết các trường hợp thì tăng huyết áp không rõ nguyên nhân. Huyết áp tâm thu là khi tim đập, huyết áp tâm trương đo được trong khoảng nghĩ giữa 2 nhát bóp của tim, khi tim được đổ đầy máu. Đôi khi, các bệnh lí của thận và tuyến thượng thận có thể gây tăng huyết áp.

 

Dấu hiệu cảnh báo tiền tăng huyết áp

Khoảng 1/3 dân số Mỹ có tiền tăng huyết áp. Đó là khi huyết áp liên tục ở trên ngưỡng bình thường (huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg, huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg. Những người nằm trong giới hạn này có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn. Bác sĩ có thể khuyến cáo bạn thay đổi lối sống để hạ bớt huyết áp.

 

Giới hạn huyết áp nguy hiểm

Bạn có thể bị cao huyết áp khi trị số của bạn từ 140/90 trở lên, mặc dù bạn vẫn có thể không có triệu chứng nào. Nếu huyết áp từ 180/110 trở lên có nghĩa là bạn có thể bị cơn tăng huyết áp. Bạn cần nghỉ ngơi vài phút và đo lại huyết áp. Nếu vẫn cao, hãy gọi 115. Cơn tăng huyết áp có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tồn thương thận hoặc mất ý thức. Những triệu chứng của nó có thể bao gồm đau đầu, lo lắng, chảy máu mũi và khó thở.

 

Đối tượng nào thường bị tăng huyết áp?

Từ 45 tuổi trở lên, nam giới bị tăng huyết áp nhiều hơn phụ nữ. Tăng huyết áp thường gặp ở cả nam và nữ khi có tuổi nhưng gặp nhiều hơn ở phụ nữ trong độ tuổi 65. Bạn có nguy cơ cao bị tăng huyết áp nếu có tiền sử gia đình bị tăng huyết áp hoặc nếu bạn bị tiểu đường. Khoảng 60% những người tiểu đường bị tăng huyết áp.

Tăng huyết áp và chủng tộc

Những người Mỹ gốc Phi dễ bị tăng huyết áp hơn và thường xuất hiện ở độ tuổi trẻ hơn. Những nghiên cứu về gen cho thấy người Mỹ gốc Phi nhạy cảm hơn với muỗi. Chế độ ăn uống và thừa cân cũng đóng vai trò gây tăng huyết áp.

Tăng huyết áp và natri

Natri là thành phần chính của muối, có thể gây tăng huyết áp do nó làm ứ dịch của cơ thể, làm tăng gánh nặng của tim. Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo ăn ít hơn 1500 mg Natri mỗi ngày. Bạn sẽ cần kiểm tra nhãn thực phẩm và thực đơn cẩn thận. Những thức ăn đã qua chế biến và thực phẩm đóng hộp cung cấp lượng muối chính trong chế độ ăn của bạn.

Tăng huyết áp và căng thẳng

Căng thẳng có thể làm tăng vọt áp lực máu nhưng không có bằng chứng cho thấy nó có thể gây ra bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên, căng thẳng có thể ảnh hưởng đến các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, vì vậy nó có thể ảnh hưởng gián tiếp đên tăng huyết áp. Căng thẳng có thể dẫn đến những thói quen không lành mạnh khác ví dụ như chế độ ăn uống nghèo nàn, uống rượu, hút thuốc lá, có thể góp phần dẫn đến tăng huyết áp và bệnh tim mạch.

Tăng huyết áp và cân nặng

Thừa cân làm tăng gánh nặng của tim và tăng nguy cơ bị cao huyết áp. Đó là lí do chế độ ăn cho người bị tăng huyết áp được thiết kế để kiểm soát lượng calo tiêu thụ. Bạn cần cắt giảm chất béo và đường, tăng cường trái cây, rau củ, protein nạc và chất xơ.

Tăng huyết áp và rượu

Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp. Theo khuyến cáo của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, nếu bạn sử dụng đồ uống có cồn, bạn nên hạn chế số lượng dưới 2 ly mỗi ngày với nam và 1 ly đối với nữ; giới hạn ở 340 ml bia, 113 ml rượu, 43 ml rượu 80 độ và 28 ml rượu 100 độ.

Tăng huyết áp và cafein

Cafein làm bạn dễ bị kích thích và nó có thể gây ra tăng huyết áp tạm thời những nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng không có bất cứ mối liên quan nào giữ cafein và sự phát triển của bệnh tăng huyết áp. Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, bạn chỉ nên uống 1-2 tách cà phê mỗi ngày.

Tăng huyết áp và mang thai

Tăng huyết áp thai kì là một loại tăng huyết áp xảy ra vào nửa sau của thai kì ở những người chưa bao giờ bị tăng huyết áp trước đó. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến bệnh lí nghiêm trọng hơn là tiền sản giật, gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Tình trạng này có thể gây giảm lượng máu và oxy đến thai và ảnh hưởng đến thận và não của người mẹ. Sau khi sinh, mẹ có thể trở lại mức huyết áp bình thường.

Tăng huyết áp và thuốc

Thuốc cảm lạnh và cảm cúm có chứa những thành phần làm thông mũi là một trong nhiều loại thuốc có thể gây tăng huyết áp. Những thuốc khác bao gồm các thuốc giảm đau kháng viêm phi steroid, corticoid, thuốc giảm cân, thuốc tránh thai và một số thuốc chống trầm cảm. Nếu bạn bị tăng huyết áp, hãy cho bác sĩ biết về những thuốc và thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng có thể ảnh hưởng tới huyết áp.

Tăng huyết áp “áo choàng trắng”

Một số người chỉ có huyết áp cao khi họ đi khám bác sĩ, có thể bởi vì họ lo lắng. Họ không thường xuyên có trị số huyết áp cao. Theo một nghiên cứu gần đây, những người này có thể có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Để có trị số chính xác hơn, bạn hãy đo huyết áp tại nhà, ghi lại biểu đồ huyết áp và cung cấp thông tin cho bác sĩ. Vì vậy, bạn có thể đeo Holter huyết áp để theo dõi huyết áp tại nhà.

Tăng huyết áp và trẻ em

Trong khi tăng huyết áp thường gặp ở người già thì nó cũng có thể xảy ra ở trẻ em. Ngưỡng huyết áp bình thường thay đổi theo tuổi, chiều cao và giới, bác sĩ sẽ thông báo cho bạn nếu nó làm bạn lo lắng. Trẻ em có nguy cơ cao hơn nếu chúng bị thừa cân, có tiền sử gia đình bị tăng huyết áp hoặc nếu chúng là người Mỹ gốc Phi.

 

Điều trị

Chế độ ăn giúp giảm huyết áp

Bạn có thể giảm huyết áp thông qua chế độ ăn gồm nhiều rau quả, ngũ cốc toàn phần, sữa ít béo, cá, gia cầm và đậu. Bạn nên ăn ít thịt đỏ, chất béo bão hòa và đồ ngọt. Giảm natri cũng góp phần đáng kể trong việc giảm huyết áp.

Tập luyện

Tập luyện thường xuyên giúp giảm huyết áp. Người lớn nên tập luyện 150 phút các bài tập có cường độ vừa phải mỗi tuần, bao gồm làm vườn, đi bộ nhanh, đạp xe và các bài tập thể dục nhịp điệu khác. Các hoạt động tăng cường sức mạnh của cơ được khuyến cáo ít nhất 2 ngày mỗi tuần và nên hoạt động tất cả các nhóm cơ chính.

Thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu thường được lựa chọn đầu tiên nếu chế độ ăn và tập luyện không đủ để giảm huyết áp. Thuốc giúp cơ thể đào thải bớt muối và nước, làm giảm huyết áp. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn. Một số thuốc lợi tiểu có thể gây giảm kali máu, dẫn đến yếu cơ, chuột rút và mệt mỏi. Một số thuốc làm tăng đường máu ở những bệnh nhân bị đái tháo đường. Rối loạn cương dương là một tác dụng phụ ít gặp hơn.

Thuốc chẹn beta

Thuốc chẹn beta làm giảm nhịp tim, có nghĩa là tim sẽ hoạt động ít vất vả hơn. Thuốc cũng được sử dụng để điều trị các bệnh lí tim mạch khác, ví dụ như loạn nhịp tim; và có thể được chỉ định kèm các thuốc khác. Tác dụng phụ của thuốc có thể gặp là mất ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, chân tay lạnh và rối loạn cương dương.

Thuốc ức chế men chuyển (ACE)

Thuốc ức chế men chuyển làm sản xuất angiotensin II – một chất có tác dụng co mạch. Kết quả là nó làm giãn mạch, hạ huyết áp cũng như giảm gánh nặng của tim. Tác dụng phụ có thể gặp là ho khan, ban ở da, chóng mặt, tăng kali. Phụ nữ mang thai không nên sử dụng thuốc ức chế men chuyển.

Thuốc chẹn thụ thể (ARB)

Thay vì làm giảm sản xuất angiotensin II, các thuốc này ngăn chặn các thụ thể tiếp nhận angiotensin, làm mất tác dụng co mạch và giảm huyết áp. Thuốc có thể cần sử dụng một vài tuần để đạt được hiệu quả đầy đủ. Những tác dụng phụ thường gặp bao gồm chóng mặt, chuột rút, mất ngủ, tăng kali. Thuốc không nên sử dụng cho phụ nữ có thai.

Thuốc chẹn kênh canxi

Thuốc chẹn kênh canxi làm giảm vận chuyển canxi vào trong các tế bào tim và mạch máu. Bởi vì canxi làm tăng co bóp cơ tim nên những thuốc này làm giảm co cơ tim và giãn mạch. Chúng có thể gây chóng mặt, đánh trống ngực, phù chân và táo bón. Uống thuốc cùng với thức ăn hoặc sữa nhưng tránh sử dụng cùng nước ép bưởi hoặc rượu vì nó có thể gây ra tương tác.

Các thuốc khác

Những thuốc khác có thể làm giãn mạch như thuốc chẹn alpha, thuốc giãn mạch và thuốc tác động lên thần kinh trung ương. Các thuốc này có thể gây chóng mặt, tim đập nhanh, đánh trống ngực, đau đầu và tiêu chảy. Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng các thuốc này nếu những thuốc hạ áp khác không đủ tác dụng hoặc nếu bạn có các bệnh lí khác.

Liệu pháp bổ sung

Thuốc có thể đặt cơ thể vào tránh thái ngủ sâu khi huyết áp giảm thấp. Yoga, thái cực quyền và hít thở sâu có thể giúp bạn. Các kĩ thuật thư giãn nên được phối hợp với các thay đổi lối sống khác như chế độ ăn và tập luyện. Bạn cần biết rằng liệu pháp thảo mộc có thể tương tác với các thuốc bạn đang uống và một số thảo dược sẽ gây tăng huyết áp. Vì vậy, hãy thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng bất kì các thực phẩm chức năng nào.

 

Sống chung với bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp là một bệnh lí kéo dài. Điều quan trọng là bạn cần uống thuốc và tiếp tục theo dõi huyết áp. Bạn cần giữ nó dưới sự kiểm soát để giảm nguy cơ bị đột quỵ, bệnh tim mạch và suy thận.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top