✴️ Chẩn đoán, điều trị và hỗ trợ trẻ bị rối loạn hành vi

Nội dung

Chẩn đoán

Để chấn đoán thì việc quan trọng là cần có sự tham vấn của những chuyên gia sức khoẻ tâm thần đối với những đứa trẻ có rối loạn hành vi. Chuyên gia có thể chẩn đoán dựa trên quy trình đánh giá bao gồm: quan sát trẻ, bảng kiểm đánh giá hành vi, bộ câu hỏi tiêu chuẩn, phòng vấn cha mẹ, người chăm sóc hay giáo viên.

Cha mẹ hay người chăm sóc không thể tự chẩn đoán rối loạn hành vi. Việc chẩn đoán ở giai đoạn sớm có vai trò quan trọng trong hiệu quả điều trị.

Nhưng nhiều nhà tâm lý học trẻ em sẽ không chẩn đoán rối loạn hành vi ở trẻ rất nhỏ, đặc biệt là những trẻ ở độ tuổi mẫu giáo trở xuống vì việc phân biệt hành vi bình thường và bất thường ở nhóm tuổi này có thể là một thách thức.

Hơn 80% trẻ mẫu giáo đôi khi có những cơn giận dữ nhẹ. Bởi vì trẻ nhỏ trải qua những thay đổi phát triển rất lớn trong một thời gian ngắn, chúng có thể học cách trưởng thành hơn từ những trở ngại về hành vi diễn ra ltrong khoảng thời gian này.

Sự hỗ trợ trẻ từ phụ huynh

  • Việc quản lý các rối loạn hành vi có thể khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ, nhu cầu của gia đình, dạng rối loạn hành vi và mức độ nghiêm trọng rối loạn của trẻ. Các phương pháp tiếp cận có thể có ích bao gồm:
  • Đào tạo về quản lý dành cho cha mẹ: giúp cha mẹ và người chăm sóc quản lý hành vi của con họ, học cách giao tiếp hiệu quả với chúng cũng như cách thiết lập hiệu quả các quy tắc và giới hạn. Đối với trẻ nhỏ, đây thường là cách tiếp cận chính.
  • Liệu pháp cá nhân: điều này có thể giúp trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên học các kỹ thuật trong quản lý cảm xúc và ứng phó với các tình huống căng thẳng.
  • Liệu pháp gia đình: điều này có thể giúp các thành viên trong gia đình học cách trò chuyện với nhau về cảm xúc và các vấn đề, đồng thời tìm ra cách giải quyết.
  • Các chương trình xã hội hay tại trường học: các chương trình này giúp trẻ em và thanh thiếu niên học cách liên hệ với bạn bè đồng trang lứa một cách lành mạnh.
  • Hỗ trợ những khó khăn trong học tập hay khuyết tật: hỗ trợ chuyên môn với những khó khăn trong học tập có thể cải thiện sức khỏe của trẻ và giúp trẻ học tốt hơn ở trường.
  • Thuốc: Nếu một đứa trẻ mắc chứng rối loạn đồng thời như ADHD hay tình trạng sức khỏe tâm thần thì thuốc có thể làm giảm các triệu chứng. Nhưng thuốc không chữa khỏi rối loạn hành vi.

Kiên nhẫn, đồng cảm và khuyến khích là điều quan trọng để giúp nâng cao lòng tự trọng. Một phong cách nuôi dạy con cái có thẩm quyền đòi hỏi việc lắng nghe con cái đồng thời thiết lập hợp lý các quy tắc và giới hạn cũng rất có ích.

Điều quan trọng cần lưu ý là các phong cách kiểu trại huấn luyện hay “thương cho roi cho vọt” không hiệu quả đối với các rối loạn hành vi. Trên thực tế, chúng có thể làm tệ đi.

Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Người chăm sóc nên nói chuyện với bác sĩ nhi khoa nếu họ nghĩ rằng con của họ có thể có dấu hiệu của rối loạn hành vi hay rối loạn phát triển. Bác sĩ có thể giới thiệu trẻ đến chuyên gia như: bác sĩ nhi chuyên về phát triển hành vi, nhà tâm lý trẻ em, bác sĩ tâm thần nhi, bác sĩ thần kinh nhi.

Tổng kết

Hầu hết trẻ em đều có những cơn giận dữ hay biểu hiện hành vi bốc đồng hay chống đối vào một thời điểm nào đó. Đây thường là một phần bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Nhưng trong những trường hợp, hành vi đó liên tục và dai dẳng hay vượt ngoài tiêu chuẩn về độ tuổi và mức độ phát triển của trẻ, đây có thể là dấu hiệu của rối loạn hành vi.

Việc điều trị sớm và phù hợp, gia đình có thể học cách quản lý các hành vi. Trong nhiều trường hợp, điều trị tận tình sẽ cải thiện hành vi theo thời gian.

Có thể bạn quan tâm: Hội chứng ăn bậy (Hội chứng Pica)

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top