✴️ Chân khoèo bẩm sinh

ĐẠI CƯƠNG

Định nghĩa

Chân khoèo bẩm sinh là tật bẩm sinh của bàn chân bị nhón gót và vẹo trong, bao gồm 3 biến dạng: gập lòng khớp cổ chân, vẹo trong và áp bàn chân. Chân khoèo chiếm tỉ lệ 1/1000  trẻ sơ sinh, tỉ lệ nam:nữ là 2:1. Tỉ lệ 50 %  chân khoèo ở 2 bên. Cha hoặc mẹ bị chân khoèo, tần xuất con bị chân khoèo là 3%–4%. Cả cha và mẹ đều bị thì tần xuất là 25%

Nguyên nhân

Chưa rõ cho đến nay. Bất thường giải phẫu chủ yếu là xương sên nhỏ hơn bình thường. Đầu và cổ xương sên bị lật ngửa hướng vào trong.

 

CHẨN ĐOÁN

Bệnh sử

Thời điểm phát hiện và điều trị trước đó.

Gia đình có người bị dị tật bàn chân.

Khám lâm sàng

Mức độ nhón gót, vẹo gót, áp phần trước bàn chân, xoay trong khối xương gót- bàn chân, nếp gấp sau gót, nếp gấp giữa mặt trong lòng bàn chân, độ lõm lòng bàn chân, độ co rút ngón chân cái, mức độ teo cơ vùng cẳng chân.

Phân loại

 

ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc điều trị

Chỉnh sửa bàn chân về tư thế đúng, gia tăng lực cơ. Ngăn ngừa co rút gân gót, biến dạng tái phát.

Chỉ định điều trị

Điều trị bảo tồn: 

Thời điểm điều trị càng sớm càng tốt + Bắt đầu sớm ngay sau sinh 7– 10 ngày.

Bắt đầu trước 9 tháng tuổi, hầu hết các biến dạng bàn chân khoèo có thể được điều chỉnh.

Bắt đầu từ 9 đến 24 tháng có tác dụng trong việc điều chỉnh tất cả hoặc phần lớn các biến dạng ở bàn chân.

Điều trị trễ >2 tuổi có thể được bắt đầu với bó bột Ponseti và hầu hết các trường hợp cần có phẫu thuật chỉnh sửa nhưng mức độ phẫu thuật sẽ ít hơn trường hợp  không áp dụng phương pháp Ponseti.

Điều trị phẫu thuật: 

Trẻ > 2 tuổi

Điều trị bảo tồn thất bại hoặc biến dạng bàn chân đáp ứng kém hoặc chậm

Phẫu thuật càng sớm kết quả càng tốt, kĩ thuật càng đơn giản

Các phương pháp điều trị

Phương pháp bảo tồn bằng nẹp Denis- Brown và băng keo dán.

Tập mạnh cơ mác bên, xoa bóp các cơ co rút.

Nắn đầu xương sên vào đúng vị trí để sửa biến dạng áp, vẹo trong, gập lòng.

Tùy thuộc vào tình trạng biến dạng bàn chân mà lựa chọn phương pháp cố định thích hợp:

Nẹp Denis- Brown sửa chữa biến dạng áp và vẹo trong.

Băng keo dán sửa chữa gập lòng và biến dạng gân gót.

Nẹp nhựa cẳng bàn chân sau khi đã chỉnh sửa các biến dạng để duy trì tư thế tốt và ngăn ngừa tái phát.

Phương pháp Ponseti

Đánh giá bàn chân khoèo theo thang điểm Pirani để theo dõi kết quả, dự định số lần bó bột, cắt gân gót qua da.

Nắn và bó bột chân khoèo mỗi tuần (khoảng 4-5 lần), thay bột mỗi tuần. Cắt gân gót nếu gập lưng cổ chân không đến được 25-30 độ.

Duy trì kết quả chỉnh sửa này bằng cách mang nẹp giày với kiểu nẹp xoay ngoài bàn chân.

Nẹp mang suốt ngày và đêm (23/24 giờ) trong 3tháng đầu. Sau đó trẻ nên mang nẹp 14-16 giờ/24 giờ ( 12 giờ trong đêm và 2-4 giờ vào giữa ngày). Tiếp tục phác đồ này cho đến khi trẻ lên 3 hoặc 4 tuổi.

Phẫu thuật 

Giải phóng nút khóa sau: bao khớp chày sên gót sau, gân Achille.

Giải phóng co rút trong: cắt bỏ bao khớp sên ghe, cắt dây chằng sên ghe, nắn lại khớp sên ghe, nối dài gân cơ chày sau.

Nối dài gân gót

Chuyển gân cơ chày trước

Xuyên kim giữ cung trong bàn chân, cố định khớp xương sên trên xương gót.

 

THEO DÕI

Tái khám 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 4 năm để theo dõi sự tuân thủ mang giày và tái phát.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top