PHẦN MỞ ĐẦU
Bảng 1. Nhóm khuyến cáo
Bảng 2. Mức chứng cứ
ĐẠI CƯƠNG
Định nghĩa:
Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới và thuyên tắc động mạch phổi được coi là hai biểu hiện cấp tính có chung một quá trình bệnh lý, gọi là thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch.
Dịch tễ học:
Thuyên tắc HKTM là một trong những vấn đề y khoa thường gặp, với tử suất, bệnh suất cũng như chi phí y tế rất lớn. Mỗi năm tại Hoa Kỳ có khoảng 900.000 ca bệnh thuyên tắc HKTM, gây ra 60.000 đến 300.000 ca tử vong hàng năm. Tần suất mới mắc hàng năm theo các nghiên cứu dịch tễ, là 80/100.000 dân. Nguy cơ thuyên tắc HKTM ở bệnh nhân nằm viện mà không được phòng ngừa dao động từ 10-80%. Theo nghiên cứu INCIMEDI tại Việt Nam, tỷ lệ thuyên tắc HKTM không triệu chứng ở bệnh nhân nội khoa nằm viện là 22%.
Sinh lý bệnh:
Cơ chế hình thành HKTM là do sự phối hợp của 3 yếu tố (gọi là tam giác Virchow): ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch, rối loạn quá trình đông máu gây tăng đông, và tổn thương thành mạch.
Yếu tố nguy cơ:
Các yếu tố nguy cơ chính của HKTM bao gồm:
Bảng 3. Các yếu tố nguy cơ chính của Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch
Yếu tố nguy cơ mắc phải (YTNC thúc đẩy) |
Yếu tố nguy cơ di truyền (Tăng đông bẩm sinh) |
Mới phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật chỉnh hình Chấn thương: cột sống, tủy sống, chi dưới Bất động: suy tim, đột quỵ… Ung thư Có thai Điều trị Hormone thay thế, hoặc thuốc tránh thai chứa Oestrogen Hội chứng thận hư Hội chứng kháng Phospholipid Bệnh lý viêm ruột Tiền sử HKTM |
Thiếu hụt Protein C Thiếu hụt Protein S Thiếu hụt Antithrombin III Đột biến yếu tố V Leyden Đột biến gen Prothrombin G20210A
|
CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
Chẩn đoán xác định HKTMSCD dựa vào triệu chứng lâm sàng, khai thác YTNC thúc đẩy, đánh giá nguy cơ bị HKTMSCD trên lâm sàng, từ đó lựa chọn thăm dò cận lâm sàng là xét nghiệm D-dimer (với BN có xác suất lâm sàng thấp, để loại trừ HKTMSCD) hoặc siêu âm Doppler tĩnh mạch (với BN có xác suất lâm sàng trung bình hoặc cao, để chẩn đoán xác định).
Sơ đồ 1. Lược đồ chẩn đoán xác định huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
Triệu chứng lâm sàng: Thường ở một bên chân: đau khi sờ, tăng lên khi gấp mặt mu của bàn chân vào cẳng chân (dấu hiệu Homans), tăng nhiệt độ tại chỗ, nổi ban đỏ, tăng trương lực, giảm độ ve vẩy, giãn các tĩnh mạch nông, tăng chu vi của bắp chân, đùi (trên 3 cm), phù mắt cá chân.
Đánh giá nguy cơ bị HKTMSCD trên lâm sàng: bằng thang điểm Wells cải tiến ở những BN có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ HKTMSCD.
Bảng 4. Thang điểm Wells cải tiến đánh giá khả năng lâm sàng bị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
Bảng 5. Khuyến cáo về các biện pháp chẩn đoán xác định huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
(1) Không áp dụng thang điểm này ở phụ nữ có thai.
(2) D–dimer có thể tăng trong một số bệnh lý như nhiễm trùng, ung thư, có thai … gây ra dương tính giả. Mặt khác, D–dimer 10 tăng theo tuổi, vì vậy với người trên 50 tuổi, cần định lượng Ddimer hiệu chỉnh theo tuổi (tuổi x 10µg/L)
(3) Chẩn đoán xác định trên siêu âm khi quan sát thấy HK lấp đầy lòng tĩnh mạch, làm tĩnh mạch ấn không xẹp, hoặc chỉ xẹp một phần, và/hoặc có hiện tượng khuyết màu, phổ Doppler không thay đổi theo nhịp hô hấp.
Chẩn đoán phân biệt
Với một số bệnh lý có dấu hiệu lâm sàng tương tự HKTMSCD, như:
Viêm mô tế bào: hay gặp ở BN bị suy tĩnh mạch chi dưới, tắc mạch bạch huyết, đái tháo đường
HKTM nông chi dưới: thường gặp sau tiêm truyền, hoặc ở người bị suy tĩnh mạch chi dưới.
Vỡ kén Baker: sưng, đau đột ngột bắp chân
Tụ máu trong cơ: thường gặp sau chấn thương, hoặc ở người có rối loạn đông máu (xơ gan, quá liều thuốc chống đông…)
Tắc mạch bạch huyết
Phù do thuốc
Chẩn đoán nguyên nhân
Thuyên tắc HKTM có yếu tố thúc đẩy: Tất cả BN bị thuyên tắc HKTM được khuyến cáo khai thác tiền sử y khoa để tìm YTNC thuận lợi dẫn đến HKTM (Bảng 3). Những trường hợp HKTMSCD có yếu tố thúc đẩy rõ ràng, như sau phẫu thuật, bất động, chấn thương, ung thư… được coi là có căn nguyên. Tuy nhiên có khoảng 1/3 bệnh nhân HKTMSCD là vô căn, cần được chẩn đoán nguyên nhân.
Bệnh lý rối loạn đông máu gây tăng đông bẩm sinh hoặc mắc phải:
Bảng 6. Các xét nghiệm chẩn đoán rối loạn tăng đông bẩm sinh/mắc phải
Chỉ định |
Xét nghiệm cần làm |
BN dưới 50 tuổi, bị HKTMSCD tự phát không rõ căn nguyên HKTM ở những vị trí không thường gặp: tĩnh mạch tạng, cửa, trong não HKTM tái phát không rõ căn nguyên Tiền sử gia đình bị thuyên tắc HKTM Hoại tử da do Warfarin |
Protein C, Protein S Antithrombin III Đột biến yếu tố V Leyden, đột biến gen prothrombin G20210A Xét nghiệm tìm bệnh hệ thống Xét nghiệm hội chứng kháng Phospholipid |
Thời gian làm xét nghiệm Protein C, Protein S, Antithrombine III: trước khi điều trị kháng Vitamin K, hoặc sau khi đã ngừng sử dụng kháng Vitamin K (ngừng kháng Vitamin K tối thiểu 2 tuần), tốt nhất là ngoài giai đoạn bị HK cấp (sau 6 tuần).
Bệnh lý ung thư: Ở BN thuyên tắc HKTM không rõ yếu tố thúc đẩy và chưa từng phát hiện ung thư, tùy vào triệu chứng lâm sàng gợi ý, mà chỉ định các thăm dò chẩn đoán ung thư phù hợp:
Lâm sàng: sút cân, nổi hạch, ho máu, đại tiện phân máu, đái máu …
Thăm dò cận lâm sàng thường quy: XQ tim phổi, siêu âm ổ bụng, phần phụ, phiến đồ âm đạo, xét nghiệm nước tiểu, chức năng gan thận, công thức máu, máu lắng …
Thăm dò cận lâm sàng mở rộng: Chụp cắt lớp vi tính ngực, bụng, soi dạ dày, đại tràng, xét nghiệm dấu ấn ung thư (các dấu ấn ung thư không được chỉ định với mục đích sàng lọc ung thư).
Chẩn đoán thuyên tắc động mạch phổi cấp
Chẩn đoán xác định
Triệu chứng lâm sàng: đa dạng và không đặc hiệu. Cần tìm ngay lập tức các dấu hiệu chứng tỏ mức độ nặng của BN trên lâm sàng, gồm: sốc, tụt huyết áp kéo dài (huyết áp tâm thu < 90 mmHg hoặc tụt huyết áp ≥ 40 mmHg, trong ít nhất 15 phút, mà không có rối loạn nhịp mới xuất hiện, thiếu dịch hoặc nhiễm trùng). Các dấu hiệu khác gồm:
Triệu chứng cơ năng: Khó thở khi nghỉ ngơi hay khi gắng sức, đau ngực kiểu màng phổi, khò khè, ho máu.
Khám lâm sàng: thở nhanh; nhịp tim nhanh, T2 phổi mạnh; ran phổi; rung thanh giảm; tĩnh mạch cổ nổi; sưng, đau, nóng đỏ chi dưới nếu có kèm theo HKTMS.
Đánh giá nguy cơ thuyên tắc ĐMP trên lâm sàng: sử dụng thang điểm Wells hoặc Geneva cải tiến đã được đơn giản hóa.
Bảng 7. Các thang điểm đánh giá nguy cơ thuyên tắc động mạch phổi trên lâm sàng
Bảng 7. Các thang điểm đánh giá nguy cơ Thuyên tắc động mạch phổi trên lâm sàng (tiếp)
Bảng 8. Khuyến cáo về các biện pháp chẩn đoán xác định thuyên tắc động mạch phổi cấp
Bảng 8. Khuyến cáo về các biện pháp chẩn đoán xác định thuyên tắc động mạch phổi cấp (tiếp)
Bảng 8. Khuyến cáo về các biện pháp chẩn đoán xác định thuyên tắc động mạch phổi cấp (tiếp)
Các dấu hiệu chính trên siêu âm tim gồm: (1) Giãn tâm thất phải (đường kính thất phải/đường kính thất trái > 0,9), (2) Dấu hiệu McConnell (giảm vận động thành tự do thất phải, trong khi vùng mỏm thất phải vẫn vận động bình thường), (3) Giảm TAPSE (bình thường > 20 mm trên siêu âm M-mode), (4) Có thể thấy HK trong buồng tim phải, trong thân, nhánh ĐMP.
Chiến lược chẩn đoán thuyên tắc động mạch phổi
Nghi ngờ thuyên tắc động mạch phổi ở bệnh nhân có sốc hoặc tụt huyết áp
(*) MDCT cũng được coi là không sẵn sàng nếu tình trạng BN không cho phép di chuyển để làm thăm dò.(**) SÂ tim qua thực quản có thể thực hiện tại giường, có thể giúp phát hiện HK trong ĐMP. SA Doppler tĩnh mạch tại giường giúp chẩn đoán HKTMSCD..
Sơ đồ 2. Lược đồ chẩn đoán thuyên tắc động mạch phổi ở bệnh nhân sốc, tụt huyết áp
Nghi ngờ thuyên tắc động mạch phổi ở bệnh nhân huyết động ổn định
(*) Siêu âm Doppler tĩnh mạch với nghiệm pháp ấn là thăm dò dễ thực hiện, giúp quyết định nhanh chóng chỉ định điều trị chống đông, nếu có HKTMS. Chẩn đoán xác định thuyên tắc ĐMP sẽ được tiến hành sau đó nếu như có điều kiện thực hiện MDCT.
Sơ đồ 3. Lược đồ chẩn đoán thuyên tắc động mạch phổi ở bệnh nhân huyết động ổn định
Chẩn đoán phân biệt: với các nguyên nhân khác gây sốc, tụt huyết áp, hoặc đau ngực, khó thở:
Nhồi máu cơ tim cấp, đặc biệt là nhồi máu cơ tim thất phải
Viêm phổi thuỳ
Suy tim trái cấp
Tăng áp ĐMP tiên phát
Cơn hen phế quản
Viêm màng ngoài tim, ép tim cấp
Tràn khí màng phổi
Gãy xương sườn
Viêm khớp sụn sườn
Đau cơ, đau thần kinh liên sườn
Chẩn đoán mức độ nặng
Chẩn đoán mức độ nặng của thuyên tắc ĐMP dựa vào tình trạng huyết động, các thông số lâm sàng qua thang điểm PESI hay sPESI, chức năng thất phải (siêu âm tim, chụp cắt lớp), các dấu ấn sinh học (men tim, D-dimer, proBNP).
Bảng 9. Thang điểm tiên lượng PESI và sPESI
Bảng 9. Thang điểm tiên lượng PESI và sPESI (tiếp)
Bảng 10. Đánh giá nguy cơ tử vong sớm ở bệnh nhân thuyên tắc động mạch phổi cấp
Bảng 11. Khuyến cáo về phân tầng nguy cơ ở bệnh nhân thuyên tắc động mạch phổi cấp
Sơ đồ 4. Lược đồ chẩn đoán và điều trị thuyên tắc động mạch phổi cấp
Xem tiếp: Khuyến cáo về chẩn đoán, điều trị và dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (Phần 2)
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh