Trẻ em rất dễ bị táo bón bởi hệ tiêu hóa còn non yếu, chưa phát triển hoàn thiện. Chữa bệnh táo bón ở trẻ em như thế nào là vấn đề được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bài viết dưới đây giúp bạn đọc có thêm các kiến thức về bệnh táo bọn ở trẻ em và cách chữa trị căn bệnh này.
Táo bón là sự đào thải phân khô cứng ra ngoài, và đau khi thải phân. Đây là một hiện tượng thường thấy ở trẻ em, chiếm khoảng 3-5% trẻ đến khám tại bác sĩ nhi khoa và 35 % trẻ đến khám ở các Bác sĩ nhi khoa tiêu hoá.
-Ở trẻ sơ sinh: Táo bón chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân bẩm sinh và nguyên nhân thực thể như teo trực tràng hay ruột, thoát vị não màng não, không có cơ ở thành bụng, xơ nang tuy, phình đại tràng bẩm sinh.
-Ở trẻ ngoài diện sơ sinh: Táo bón chủ yếu có nguyên nhân từ chế độ ăn uống thiếu chất xơ, sữa nhiều chất béo, nóng…
-Nguyên nhân khác: Dùng thuốc có opium, thuốc chống co thắt hay giảm nhu động ruột, lạm dụng thuốc nhuận trường, thiểu năng giáp, giảm kali máu…
Để xác định chính xác nguyên nhân gây táo bón ở trẻ, trẻ cần được khám chuyên khoa tiêu hóa. Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây táo bón có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đưa lựa chọn phương án điều trị.
Trẻ em bị táo bón thường có những triệu chứng như:
-Sờ thấy khối ở bụng.
-Khám trực tràng thấy phân cứng hiện diện ở bóng trực tràng. Nứt hậu môn có thể tìm thấy.
-Phân khô cứng, có màu đen, hòn lỏn nhỏn, đi đại tiện khó.
-Đầu phân có thể có dính máu.
-Đau bụng
-Nổi mề đay
-Biến đổi về da, da thô ráp…
Ngoài ra, khi bị táo bón, trẻ còn có cảm giác lo lắng, người mệt mỏi, chóng mặt, thiếu tập trung, nếu để lâu có thể dẫn tới suy dinh dưỡng.
Nguyên tắc điều trị: Chữa bệnh táo bón ở trẻ em cần đảm bảo 3 nguyên tắc sau
-Làm sạch (rỗng) đại tràng: Khi xác định phân tích tụ ở đại tràng thì có thể làm sạch đại tràng bằng cách thụt tháo hay uống thuốc xổ nhẹ như magnesium citrate hay polyethylene glycol.
-Chấm dứt đau đớn khi đi đại tiện: Sau khi làm sạch đại tràng cần cho thuốc nhuận tràng thật sự và dùng nhiều ngày với mục đích làm mềm phân để chấm dứt tình trạng đau khi đi đại tiện.
-Tập thói quen đi đại tiện: Tập cho trẻ đi ị 1-2 lần /ngày trong 5-10 phút, thường thực hiện sau khi ăn buổi sáng.
Khi trẻ đã ỉa bình thường trong vài tuần hay 1 tháng, không đau, không gắng sức có thể ngưng điều trị.
-Về chế độ ăn: Thay đổi chế độ ăn, như tăng cường nước và carbohydrate, thức ăn có nhiều chất xơ. Nếu trẻ đang bú sữa bò cần ngưng hay giảm
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh