✴️ Trực tràng bị chảy máu

Chảy máu trực tràng là gì?

Trực tràng là một cơ quan nằm ở cuối đại tràng, nhiệm vụ chính là tiếp nhận và đào thải các chất bã mà cơ thể không thể hấp thu được ra ngoài thông qua lỗ hậu môn.

Chảy máu trực tràng xảy ra trong quá trình đại tiện, người bệnh đại tiện ra máu kèm trong phân, máu thường lẫn với phân hoặc xuất hiện các cục máu đông, máu có thể có màu đỏ tươi, đỏ sẫm hay nâu sẫm.

Chảy máu trực tràng xảy ra trong quá trình đại tiện, người bệnh đại tiện ra máu kèm trong phân

Chảy máu trực tràng xảy ra trong quá trình đại tiện, người bệnh đại tiện ra máu kèm trong phân

 

Nguyên nhân gây ra triệu chứng trực tràng chảy máu

Hiện tượng chảy máu trực tràng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh về tiêu hóa. Các nguyên nhân gây chảy máu trực tràng thường gặp là:

  •        Túi thừa: đây là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến tình trạng trực tràng chảy máu, chiếm 16-56%
  •        Bệnh ung thư và khối u trực tràng và đại tràng: theo thống kê 7-14% số ca trực tràng chảy máu là do mắc bệnh ung thư hoặc có khối u trong trực tràng và đại tràng
  •        Bệnh trĩ: 1.4-3.6% trường hợp chảy máu trực tràng được xác định là do bệnh trĩ
  •        Bất thường mạch máu (angiodysplasia): 2,7-30% người bất thường mạch máu có hiện tượng chảy máu trực tràng
  •        Các bệnh lý viêm nhiễm đại tràng: nguyên nhân này chiếm 2-16% tổng số ca bị chảy máu trực tràng.

Viêm loét trực tràng có thể là nguyên nhân khiến trực tràng chảy máu

Viêm loét trực tràng có thể là nguyên nhân khiến trực tràng chảy máu

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây chảy máu trực tràng các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp xét nghiệm như:

  •        Công thức máu
  •        Chức năng gan, chức năng thận
  •        Nội soi hậu môn trực tràng
  •        Enteroscopy
  •        Thụt Bari chụp Xquang đại tràng

 

Các phương pháp điều trị chảy máu trực tràng

Phương pháp nội khoa

Nếu người bệnh được chẩn đoán chảy máu trực tràng ở mức độ nhẹ, thường các bác sĩ sẽ tư vấn điều trị bằng phương pháp nội khoa sử dụng thuốc uống để chữa các triệu chứng của bệnh hoặc thuốc đặt hậu môn trong các trường hợp tổn thương tại trực tràng và đại tràng sigma, kết hợp với những biện pháp thay đổilối sống, thay đổi chế độ sinh hoạt như:

–      Điều chỉnh lại chế độ ăn uống hợp lý, khoa học: ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung vitamin và chất xơ

–      Giảm lượng thịttrong các bữa ăn, thay vào đó là ăn cá

–      Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng

–      Uống đủ nước mỗi ngày

–      Hạn chế uống bia rượu, các chất kích thích

–      Tập thể dục hàng ngày để tăng nhu động ruột.

 

Phương pháp ngoại khoa – phẫu thuật

Trường hợp bác sĩ xác định tình trạng chảy máu trực tràng là biến chứng của một số bệnh khác, người bệnh bị những cơn đau dữ dội và không thể cầm được máu cũng như ngăn chặn được các vết viêm ngày càng lan rộng thì người bệnh cần điều trị phẫu thuật.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top