✴️ Hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh

Nội dung

Nghẹt mũi sinh lý: Hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh

Nghẹt mũi sinh lý là hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, mũi bị tịt do dịch nhầy ứ đọng. Nguyên nhân là do lỗ mũi của trẻ lúc này còn nhỏ nên chỉ cần một chút vảy mũi hay dịch mũi đọng lại cũng sẽ cản trở lưu thông đường thở, dẫn đến khó thở. Biểu hiện của nghẹt mũi sinh lý là tiếng thở khò khè.

Hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh

Nghẹt mũi sinh lý ở trẻ sơ sinh là hiện tượng mũi bị tịt do dịch nhầy ứ đọng

Nghẹt mũi sinh lý ở trẻ sơ sinh thường xảy ra trong điều kiện thời tiết khô hanh như mùa đông nếu trẻ không được giữ ấm đúng cách. Hoặc mùa hè, nhiều gia đình bật điều hòa nhiệt độ, làm giảm độ ẩm không khí trong nhà, gây khô.

Nghẹt mũi sinh lý không ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của trẻ, trẻ vẫn tăng trưởng bình thường với mức tiêu chuẩn như những đứa trẻ khác. Trẻ cũng không có biểu hiện kèm theo khác như ho, sổ mũi, sốt.

 

Nấc cụt

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh được tạo ra do cơ hoành bị kích thích không liên tục đồng thời nắp thanh âm bị đóng lại đột ngột. Đây là hiện tượng hay gặp ở các trẻ dưới 1 tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nấc cụt ở trẻ sơ sinh như:

– Trẻ bú quá no. Trẻ bú bình không đúng cách sẽ khiến bé nuốt một lượng không khí đáng kể vào dạ dày. Khi lượng không khí trong dạ dày vượt ngưỡng cho phép, nó sẽ tạo kích thích khiến cơ hoành bị co thắt và tạo tiếng nấc.

– Trào ngược dạ dày: Tình trạng nấc cụt xuất hiện có thể là do axit trong dạ dày đi ngược vào thực quản. Đây là nguyên nhân phổ biến vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện.

– Nhiệt độ thay đổi đột ngột: Khi nền nhiệt môi trường xung quanh thay đổi đột ngột, trẻ hít không khí lạnh vào phổi, có thể tạo ra tiếng nấc.

Để bé không bị khó chịu vì nấc cụt, mẹ có thể áp dụng những cách sau:

– Dùng hai ngón tay trỏ nhét vào lỗ tai bé khoảng nửa phút, hoặc dùng 2 ngón tay bóp nhẹ 2 cánh mũi bé, đồng thời giữ miệng bé khép lại trong 2-3 giây. Lặp lại trong 15-20 lần, khoảng cách giữa mỗi lần khoảng 3 giây.

Nếu thấy bé thường xuyên có dấu hiệu nấc sau khi ăn xong thì mẹ nên đổi tay hoặc đổi cách bế để hạn chế không khí vào miệng và dạ dày bé

– Thay đổi tư thế cho con bú. Nếu thấy bé thường xuyên có dấu hiệu nấc sau khi ăn xong thì mẹ nên đổi tay hoặc đổi cách bế để hạn chế không khí vào miệng và dạ dày bé.

– Vỗ nhẹ lưng hoặc vai của bé, một cách nhẹ nhàng và dứt khoát. Khi ợ hơi ra được thì bé sẽ hết nấc.

– Cho bé uống từng hớp nước nhỏ để dừng cơn nấc, khoảng 2,5ml là đủ.

– Nếu bé đang ở độ tuổi ăn dặm thì mẹ có thể cho một ít đường vào lưỡi bé. Vị ngọt của đường sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng co thắt cơ hoành.

– Tránh dùng núm vú quá lớn vì đây có thể là nguyên nhân làm bé nuốt nhiều không khí khi bú.

Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý không nên để bé quá đói rồi mới cho ăn, đồng thời cũng tránh để bé bú quá no. Sau khi ăn, bế trẻ giữ cao đầu trong khoảng 10 phút.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top