✴️ Khi trẻ bị ho, sổ mũi cần làm gì?

1. Rửa mũi, giữ ấm có thể

Sổ mũi và ho dễ khiến trẻ nhỏ bị ngạt mũi, nôn trớ. Nếu chăm sóc không đúng cách, trẻ có thể bị biến chứng thành các bệnh lý nghiêm trọng khác như viêm amidal, viêm tai giữa, viêm phổi. Vì vậy, phụ huynh nên thường xuyên rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý để làm ẩm niêm mạc mũi, long – loãng đờm khi mũi bị viêm mà không gây tác dụng phụ.

Bên cạnh đó, khi trẻ bị ho bạn không nên để trẻ bị lạnh vì như vậy sẽ khiến tình trạng ho nặng thêm. Thay vào đó, nên chú ý giữ ấm cơ thể đặc biệt là khi đi ra ngoài và vào ban đêm.

 

2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

tre-bi-ho-so-mui-2

Bạn nên cho con ăn những món ăn có nhiều nước, dễ tiêu, đủ dưỡng chất như: súp, cháo, sữa… nếu trẻ bị sổ mũi

Nếu trẻ còn trong độ tuổi bú mẹ, bạn nên cho trẻ bú sữa thường xuyên vì trong sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất rất tốt cho trẻ, không chỉ có vậy, sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp bé tăng cường hệ miễn dịch.

Đối với trẻ lớn hơn, bạn nên cho con ăn những món ăn có nhiều nước, dễ tiêu, đủ dưỡng chất như: súp, cháo, sữa… Đồng thời mẹ cũng đừng quên đảm bảo 4 nhóm bột, béo, đạm, rau và phù hợp với khẩu vị của trẻ. Nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, chất kẽm, sắt chẳng hạn: thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh đậm, đỏ. Nên hạn chế cho bé ăn những món chiên, xào…

Nếu trẻ ho nhiều, nôn ra thức ăn thì thay vì ép con ăn nhiều bạn nên chia nhỏ ra thành nhiều bữa trong ngày, cho con uống nhiều nước và ăn thêm trái cây giàu vitamin C như cam, táo, chuối, nho…

 

3. Không lạm dụng kháng sinh

tre-bi-ho-so-mui-3

Nên hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh trong việc điều trị ho, sổ mũi ở trẻ

Nhiều người có thói quen rằng khi trẻ ho là cho bé uống thuốc kháng sinh, đặc biệt khi trẻ kèm theo sốt cao. Tuy nhiên, không phải lúc nào thuốc kháng sinh cũng có tác dụng.

Ho nhiều là phản xạ khạc nhổ các dịch chất tiết (đờm), chất nhầy từ mũi xuống họng. Nguyên nhân gây ra ho, sổ mũi thường là do virus trong khi đó thuốc kháng sinh không có tác dụng với đối với virus, vì thế trong trường hợp này cha mẹ không nên dùng kháng sinh cho bé. Việc uống kháng sinh nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy, sức đề kháng của trẻ yếu đi nhiều, làm bệnh lâu khỏi hơn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top