✴️ Lồng ruột ở trẻ em: Dễ nhầm với rối loạn tiêu hóa

Lồng ruột ở trẻ em không phải là bệnh hiếm gặp. Tuy nhiên lồng ruột ở trẻ em lại dễ nhầm với rối loạn tiêu hóa do các triệu chứng bệnh tương đồng như nôn trớ, đau bụng, mệ mỏi, ăn kém…

 

Trẻ dưới 1 tuổi dễ mắc bệnh lồng ruột

Lồng ruột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng các thống kê cho thấy 80-90% các bệnh nhân là trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là các bé trai bụ bẫm. Trong đó, độ tuổi bị nhiều nhất là từ 5-6 tháng tuổi.

Theo thống kê cho thấy 80-90% các bệnh nhân bị lồng ruột là trẻ dưới 1 tuổi

Theo thống kê cho thấy 80-90% các bệnh nhân bị lồng ruột là trẻ dưới 1 tuổi.

 

Hầu hết các trường hợp lồng ruột không xác định được nguyên nhân. Bệnh lý này thường xuất hiện nhiều hơn vào các mùa có dịch virus, do đó bệnh được cho là có liên quan tới virus gây bệnh ở trẻ như adenovirus.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, lồng ruột có liên quan đến các bất thường như u bướu, polyp trong lòng ruột hay những đợt viêm nhiễm gây rối loạn co bóp ruột.

 

Lồng ruột ở trẻ em dễ nhầm với rối loạn tiêu hóa

Thông thường khi trẻ bị lồng ruột sẽ có triệu chứng:

  • Đau bụng đột ngột và dữ dội, quấy khóc từng cơn, bỏ bú.
  • Nôn trớ nhiều lần.

Những triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa nên nhiều cha mẹ chủ quan không phát hiện và điều trị sớm bệnh cho trẻ. Điều này rất nguy hiểm.

Những triệu chứng bệnh lồng ruột ở trẻ rất dễ nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa nên nhiều cha mẹ chủ quan

Những triệu chứng bệnh lồng ruột ở trẻ rất dễ nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa nên nhiều cha mẹ chủ quan.

 

Bệnh lồng ruột hay gặp ở trẻ đang ăn uống bình thường bỗng khóc thét, bỏ bú, da tím tái, báo hiệu khúc ruột bắt đầu lồng vào nhau. Sau đó trẻ tạm thời nín khóc, bú lại nhưng khi cơn đau tái phát, trẻ lại khóc từng cơn, ưỡn người, không bú được, nôn. Vài giờ sau, trẻ mệt lả, da xanh nhợt.

Khoảng 6-12 tiếng sau, trẻ đi cầu ra máu tươi có lẫn chút nhầy. Trẻ giảm sút rõ rệt, da tái, môi khô, mạch nhanh, người lạnh, mắt trũng, nôn liên tục, bụng trướng dần lên, da toàn thân lạnh, nhợt nhạt, mạch nhanh, nhỏ, thở gấp…

Bệnh lồng ruột ở trẻ diễn biến rất nhanh nên ngay khi trẻ có biểu hiện khóc thét, bỏ bú và nôn, cha mẹ cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Các bác sĩ sẽ thăm khám xác định tình trạng và mức độ bệnh, từ đó đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp.

Cha mẹ cần đưa bé đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe và có biện pháp điều trị phù hợp

Cha mẹ cần đưa bé đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe và có biện pháp điều trị phù hợp.

 

Nhiều cha mẹ lầm tưởng bị rối loạn tiêu hóa nên điều trị sai cách dẫn tới bệnh nặng dần lên hoặc không khỏi, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Bệnh lồng ruột cần được tháo lồng bằng hơi hoặc phải phẫu thuật để tháo khối ruột lồng.

Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín khi thấy xuất hiện triệu chứng của bệnh để bác sĩ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top