✴️ Mẹ nên làm gì khi bé bị viêm họng?

NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ BỊ VIÊM HỌNG

nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ em

Bệnh viêm họng ở trẻ em chủ yếu do virus gây bệnh sau đó tạo thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn. (ảnh minh họa)

Do virus: virus xâm nhập gây suy giảm sức đề kháng, tạo thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Các virus gây nên viêm họng ở trẻ như: virus cúm, virus sởi; vi khuẩn phế cầu, tụ cầu, liên cầu…

Do thay đổi thời tiết: Trẻ thường bị viêm họng trong những ngày đầu tiên chuyển lạnh hay nóng đột ngột, những ngày ẩm ướt, bệnh thường kéo dài một tuần, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể kéo dài lâu hơn.

Do trẻ tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm: khói bụi, khói thuốc, khói than,… gây cản trở hô hấp và viêm họng.

Ngoài ra, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, ít vệ sinh răng miệng, họng cũng có khả năng bị viêm.

 

NHỮNG TRIỆU CHỨNG VIÊM HỌNG THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM

Các biểu hiện của trẻ bị viêm họng

Trẻ bị viêm họng thường có các biểu hiện như đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, sốt, đau mỏi toàn thân…

 

Thông thường triệu chứng đầu tiên khi trẻ bị viêm họng là đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, đau mỏi toàn thân…

Sau khoảng 1-2 ngày: trẻ sốt cao, lười ăn, hay quấy khóc, cổ họng sưng đau gây cảm giác khô, nóng ở cổ họng, khát nước, ho nhiều, sưng hạch ở cổ…

 

Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng

Khi trẻ bị viêm họng, nếu triệu chứng không thuyên giảm, trẻ sốt cao trên 38,5 độ C hoặc có dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán đúng nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Phụ huynh không nên tự mua thuốc kháng sinh, vì kháng sinh không hiệu quả với viêm họng do virus và có thể gây hại cho sức khỏe trẻ, dẫn đến hiện tượng kháng thuốc.

Đối với viêm họng nhẹ không kèm sốt cao, phụ huynh có thể chăm sóc trẻ tại nhà bằng cách giữ ấm cho cổ, ngực và bàn chân. Nếu triệu chứng không cải thiện, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nhi.

Vệ Sinh Răng Miệng: Đảm bảo trẻ thường xuyên vệ sinh răng miệng, súc miệng và súc họng bằng nước muối sinh lý. Nên cho trẻ súc họng ít nhất hai lần mỗi ngày, sáng và tối. Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ 1 tuổi, có thể nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý NaCl 0.9 vào mũi để giữ thông thoáng. Ngoài ra, có thể dùng gạc sạch thấm nước muối sinh lý để làm sạch lưỡi cho trẻ.

Xử Lý Khi Trẻ Sốt Nhẹ: Khi trẻ sốt dưới 38,5 độ C, hãy cởi bớt quần áo và cho trẻ mặc đồ thoáng mát, tạo điều kiện thoải mái cho cơ thể. Có thể lau ấm cho trẻ để giúp hạ nhiệt nhanh chóng.

Chế Độ Dinh Dưỡng: Cung cấp đủ vitamin C thông qua các loại trái cây như chuối, cam, quýt, bưởi để tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, khuyến khích trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước do sốt viêm họng.

 

Cách phòng tránh viêm họng ở trẻ em

  1. Khám Sức Khỏe Định Kỳ: Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ có thể đánh giá tổng thể và cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết, từ đó tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

  2. Vệ Sinh Cá Nhân: Dạy trẻ cách rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chơi đùa hoặc tiếp xúc với đồ vật bẩn. Người lớn cũng cần giữ vệ sinh tay khi tiếp xúc với trẻ.

  3. Vệ Sinh Đồ Vật: Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, chăn, gối và các vật dụng mà trẻ thường sử dụng để loại bỏ vi khuẩn.

  4. Tránh Tiếp Xúc Với Thay Đổi Nhiệt Độ Đột Ngột: Giữ cho trẻ không tiếp xúc với gió mạnh và điều chỉnh nhiệt độ trong phòng ngủ ở mức 24-26 độ C. Nên tạo mái che cho quạt để giảm thiểu gió trực tiếp vào trẻ và tránh tình trạng quá nóng hoặc quá lạnh.

Việc chăm sóc và phòng tránh viêm họng cho trẻ em cần được thực hiện một cách khoa học, đảm bảo giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top