Một vài lưu ý khi tiêm vắc xin phòng sởi

Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa sởi và các biến chứng của bệnh này. Miễn dịch tồn tại suốt cuộc đời.

Phản ứng khi tiêm phòng sởi 

Vắc xin phòng sởi an toàn, phần lớn các phản ứng đều lành tính và không kéo dài. 

* Phụ nữ mới tiêm phòng sởi cần tránh thụ thai trong vòng 1 tháng sau tiêm chủng.

 

Lịch tiêm chủng phòng sởi tại một số quốc gia

Tại các nước phát triển, trẻ được khuyến cáo:

- Tiêm 2 mũi phòng sởi, mũi thứ nhất khi 12 tháng tuổi hoặc hơn. Nghiên cứu cho thấy, tiêm phòng trước 12 tháng tuổi cho tỷ lệ thành công thấp hơn do kháng thể của mẹ có thể vẫn tồn tại trong cơ thể trẻ, làm giảm hiệu quả của vắc xin từ virus sống giảm hoạt lực.

Tỷ lệ đáp ứng miễn dịch khi tiêm phòng cho trẻ 12 tháng tuổi là 96% và trẻ 15 tháng tuổi là 98%. Mũi thứ hai được thực hiện tại các độ tuổi rất khác biệt, dao động từ 15 tháng tới 9 tuổi, tùy theo quốc gia.

- Tiêm phòng sởi khi trẻ 9 tháng tuổi nếu có dự định đi tới vùng dịch. Tại một số nước, chẳng hạn như Mỹ và Úc, các trẻ này đều phải tiêm nhắc lại mũi 1 khi đủ 12 tháng tuổi và tiêm mũi thứ 2 theo lịch. Như vậy, các trẻ tiêm phòng khi 9 tháng tuổi cần có 3 mũi phòng sởi.

Tuy nhiên, với mục tiêu ngăn ngừa dịch bùng phát, tại các quốc gia có nguy cơ cao, WHO khuyến cáo tiêm 2 mũi phòng sởi, mũi đầu vào 9 tháng tuổi, mũi thứ hai tiêm cách mũi thứ nhất ít nhất 1 tháng.

 

Tại sao cần tiêm phòng sởi

 Hiện chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu với bệnh sởi. Các biện pháp điều trị chỉ nhằm giảm nhẹ triệu chứng bệnh, ví dụ dùng thuốc hạ nhiệt để giảm sốt. Biện pháp tốt nhất để phòng sởi là tiêm chủng.

Số lượng người tiêm chủng chưa đủ cao để có thể ngăn cản virus sởi lan truyền. Không nên chờ người khác tiêm chủng để mình khỏi mắc bệnh. 

Trường học là nơi rất thích hợp cho sởi lan truyền.

 

Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm và lan truyền sởi ở trường học

Bộ Y tế Canada  khuyến cáo nếu sởi xuất hiện ở trường học:

  • Cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp bảo vệ.
  • Phụ huynh phải giữ con ở nhà nếu trẻ nhiễm sởi trong giai đoạn lây bệnh (4 ngày trước tới 4 ngày sau phát ban). Quy định này cũng áp dụng với tất cả nhân viên của trường.
  • Khuyến cáo tiêm phòng sởi cho toàn bộ nhân viên và học sinh của trường nếu những người này chưa tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi.
  • Tùy theo mức độ lây lan của bệnh, để bảo vệ trẻ cũng như các thành viên khác của trường, người chưa tiêm phòng sởi không được đến trường cho tới khi hết dịch.

Những biện pháp này là cần thiết và hiệu quả nhằm tránh xuất hiện những trường hợp bệnh mới và giảm sự lan truyền bệnh sởi ở trường học.  

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top