Thalassemia là một nhóm bệnh thiếu máu tan máu di truyền, đặc trưng bởi sự khiếm khuyết trong quá trình tổng hợp chuỗi globin của phân tử hemoglobin (Hb) – một thành phần quan trọng của hồng cầu giúp vận chuyển oxy. Sự bất thường này dẫn đến giảm sản xuất hemoglobin chức năng, gây thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc và tăng hủy hồng cầu.
Thalassemia được phân loại thành hai nhóm chính dựa trên chuỗi globin bị ảnh hưởng:
Alpha-thalassemia: khiếm khuyết tổng hợp chuỗi alpha
Beta-thalassemia: khiếm khuyết tổng hợp chuỗi beta
Triệu chứng và mức độ biểu hiện lâm sàng của bệnh phụ thuộc vào thể bệnh (nhẹ, trung bình hoặc nặng) và số lượng gen bị đột biến.
Các biểu hiện thường gặp:
Mệt mỏi, suy nhược
Da nhợt nhạt hoặc vàng nhẹ (vàng da, vàng mắt)
Tăng hủy hồng cầu gây nước tiểu sẫm màu
Biến dạng xương mặt, trán dô
Chậm phát triển thể chất và dậy thì
Lách to, trướng bụng
Một số trẻ biểu hiện bệnh ngay sau sinh; số khác biểu hiện trong 1–2 năm đầu đời
Người mang gen lặn (carrier) thường không có triệu chứng lâm sàng
Cần đưa trẻ đi khám nếu có các dấu hiệu nghi ngờ như:
Thiếu máu kéo dài không rõ nguyên nhân
Da xanh xao, chậm lớn, gan lách to
Tiền sử gia đình có người mắc bệnh Thalassemia
Thalassemia là bệnh lý di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường, do đột biến gen tổng hợp chuỗi globin trong phân tử hemoglobin. Các đột biến này được di truyền từ bố hoặc mẹ, ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp chuỗi alpha (HBA1, HBA2) hoặc beta (HBB).
4.1. Alpha-thalassemia
Do đột biến 1–4 gen trong tổng số 4 gen HBA. Mức độ nặng phụ thuộc số gen bị ảnh hưởng:
1 gen đột biến: người lành mang gen bệnh (silent carrier), không biểu hiện lâm sàng.
2 gen đột biến: thể alpha-thalassemia nhẹ.
3 gen đột biến: HbH disease – thiếu máu mức độ trung bình đến nặng.
4 gen đột biến: hội chứng Bart’s hydrops fetalis – thể nặng nhất, thường gây chết lưu hoặc tử vong sơ sinh nếu không can thiệp kịp thời.
4.2. Beta-thalassemia
Do đột biến 1 hoặc cả 2 gen beta globin (HBB):
1 gen đột biến: thể nhẹ (beta-thalassemia minor) – thiếu máu nhẹ, không triệu chứng.
2 gen đột biến:
Thalassemia trung gian: thiếu máu mức độ trung bình.
Thalassemia thể nặng (Cooley’s anemia): biểu hiện thiếu máu nặng trong 2 năm đầu đời, cần truyền máu định kỳ.
Di truyền gia đình: là yếu tố nguy cơ chính.
Chủng tộc: Thalassemia phổ biến ở người gốc Địa Trung Hải, Trung Đông, Nam Á và Đông Nam Á.
6.1. Quá tải sắt
Hậu quả của truyền máu lặp lại hoặc tăng hấp thu sắt.
Gây tổn thương gan (xơ gan), tim (suy tim), tuyến nội tiết (suy sinh dục, đái tháo đường, suy giáp...).
6.2. Nhiễm trùng
Tăng nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt sau cắt lách.
6.3. Biến dạng xương
Phì đại xương do tăng hoạt động tủy xương (tạo máu ngoài tủy)
Dị dạng hộp sọ, mặt
Loãng xương, dễ gãy xương
6.4. Lách to
Gây giảm tuổi thọ hồng cầu truyền
Có thể cần cắt lách nếu gây thiếu máu nặng hoặc giảm tiểu cầu/bạch cầu
6.5. Chậm phát triển thể chất và dậy thì
Do thiếu máu mạn tính và rối loạn nội tiết
6.6. Biến chứng tim mạch
Suy tim sung huyết, loạn nhịp tim, đặc biệt ở bệnh nhân có quá tải sắt
Bệnh Thalassemia không thể phòng ngừa hoàn toàn nếu đã mang gen. Tuy nhiên, có thể dự phòng sinh con mắc bệnh nặng thông qua:
Tư vấn di truyền tiền hôn nhân
Tầm soát người mang gen lặn
Chẩn đoán trước sinh
Sàng lọc phôi trước làm tổ (PGD) trong thụ tinh trong ống nghiệm: cho phép lựa chọn phôi không mang gen bệnh
Các biện pháp này đặc biệt quan trọng với các cặp vợ chồng đều mang gen bệnh hoặc có người thân mắc Thalassemia thể nặng.
Thalassemia là bệnh lý huyết học di truyền phổ biến tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Việc chẩn đoán sớm, điều trị hỗ trợ thích hợp và tư vấn di truyền đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh, cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân và giảm gánh nặng xã hội. Quản lý bệnh nhân Thalassemia cần tiếp cận đa ngành, phối hợp huyết học, nội tiết, tim mạch và di truyền học.