✴️ Tán sỏi qua da áp dụng cho đối tượng nào?

Tán sỏi qua da là gì?

Tán sỏi qua da là phương pháp bác sĩ sẽ tạo một "đường hầm nhỏ" vào vị trí có sỏi và tán vụn sỏi bằng sóng điện từ hoặc laser (ảnh minh họa)

Tán sỏi qua da là phương pháp bác sĩ sẽ tạo một “đường hầm nhỏ” vào vị trí có sỏi và tán vụn sỏi bằng sóng điện từ hoặc laser (ảnh minh họa)

Tán sỏi nội soi qua da là phương pháp mà bác sĩ sẽ tạo một vết rạch “siêu nhỏ” (khoảng 0,5cm) ở vùng lưng hông để tạo một “đường hầm” vào đến nơi có sỏi, sau đó tán vụn sỏi bằng laser hoặc sóng siêu âm, các mảnh vụn sỏi sau khi được tán nhỏ có thể được gắp hoặc rút ra ngoài.

Phương pháp tán sỏi ít xâm lấn này là một trong những bước phát triển trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong điều trị sỏi tiết niệu, giúp bệnh nhân không phải mổ mở, giảm số lượng thời gian nằm viện (bệnh nhân nằm viện chỉ khoảng 3 ngày) và người bệnh có thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

 

Những đối tượng có thể áp dụng tán sỏi qua da

Chỉ định tán sỏi qua da phải được dựa trên sự phân tích tổng hợp của nhiều yếu tố như: thông qua các xét nghiệm bắt buộc, chẩn đoán hình ảnh về vị trí và kích thước của sỏi, chỉ số cơ thể bệnh nhân, chức năng thận, tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu…

 

Tán sỏi qua da phù hợp với đối tượng nào?

Phương pháp tán sỏi qua da được chỉ định trong những trường hợp bệnh nhân có sỏi thận >2cm, sỏi niệu quản 1/3 trên và >1,5cm.

Phương pháp này giúp loại sỏi có kích thước lớn, sỏi “cứng đầu” như sỏi san hô mà các phương pháp tán sỏi công nghệ cao như tán sỏi ngoài cơ thể và tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser không làm được.

Tán sỏi qua da được chỉ định trong những trường hợp bệnh nhân có sỏi thận >2cm, sỏi niệu quản 1/3 trên và >1,5cm (ảnh minh họa)

Tán sỏi qua da được chỉ định trong những trường hợp bệnh nhân có sỏi thận >2cm, sỏi niệu quản 1/3 trên và >1,5cm (ảnh minh họa)

 

Những trường hợp không thể áp dụng phương pháp tán sỏi qua da

Phương pháp này chống chỉ định với những bệnh nhân có rối loạn đông máu, có những bất thường về mạch máu trong thận, có nguy cơ chảy máu nặng…

 

Hiệu quả mà phương pháp tán sỏi qua da mang lại

Loại sạch sỏi hoàn toàn

Tán sỏi qua da cho phép kiểm tra toàn bộ các đài bể thận và niệu quả giúp bác sĩ quan sát các vị trí sỏi “cư trú” và làm sạch sỏi. Còn với mổ mở thông thường và tán sỏi ngoài cơ thể không phải lúc lúc nào cũng khống chế được tình trạng sót sỏi

 

Bảo toàn tối đa chức năng thận

Tán sỏi qua da ít gây tổn hại đến thận, ảnh hưởng của phương pháp này tới chức năng thận là <1%, trong khi đó phương pháp mổ mở lấy sỏi có thể gây mất >30% chức năng thận.

 

Hạn chế các biến chứng sau mổ

Với phương pháp ít xâm lấn này bệnh nhân sẽ không đau, tránh được sẹo mổ do vết rạch rất nhỏ và hạn chế tối đa các biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu so với phương pháp mổ mở lấy sỏi.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top