Thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn hay thịt cừu… chứa nhiều chất béo và sắt, cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Và nếu không tiêu hóa hết, chúng có thể gây khó tiêu vào ngày hôm sau. Lời khuyên dành cho bạn là chỉ nên ăn 100-200 g thịt đỏ khoảng 2 lần/tuần với nhiều loại rau xanh hoặc ngũ cốc.
Cơ thể đã hấp thụ quá nhiều chất đạm cũng có thể gây tình trạng thường xuyên thấy đói. Khi bạn không có đủ carbs, lượng đường giảm đi, cơ thể không sản sinh đủ hormone serotonin giúp điều chỉnh tâm trạng, khiến bạn thấy đói. Thử cắt giảm thịt trong vài ngày, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn.
Đây là một trong những triệu chứng phổ biến khi cơ thể phản ứng với một số vi khuẩn trong thịt. Điều này đặc biệt thường xảy ra ở phụ nữ mang thai. Nó cũng là đơn giản là do cơ thể đã quá tải, không thể hấp thụ thêm thịt.
Thông thường, quầng thâm dưới mắt là do thiếu ngủ, mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu quầng thâm dưới mắt sau khi ăn thịt, đó là dấu hiệu cơ thể không tiêu hóa thịt đúng cách. Khi đó, thành ruột bị tổn thương, các chất độc có thể ngấm vào máu. Cơ thể cố gắng tạo ra kháng thể để loại bỏ các chất lạ nên chúng tạo ra quầng thâm dưới mắt.
Thịt khi được chế biến và nấu chín có hàm lượng natri cao vì chúng được ướp, bảo quản bằng muối. Ngoài ra, hàm lượng chất béo bão hòa cao trong thịt đỏ có thể làm tăng huyết áp và dẫn đến bệnh tim mạch.
Khi thịt không được tiêu hóa hết, mùi hôi bay ra khỏi hệ thống tiêu hóa, xâm nhập vào da và hơi thở. Bạn có thể dùng thử các loại enzyme tiêu hóa để thịt không thích tụ trong ruột, ngăn ngừa mùi hôi khó chịu.
Các protein trong thịt, đặc biệt là thịt đỏ, làm cơ thể khó phá vỡ, dẫn đến đầy hơi. Chúng cũng chứa nhiều chất béo khiến dạ dày trống rỗng, chướng lên hoặc khó chịu.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh