✴️Nguyên nhân lồng ruột ở trẻ em

Hiện nay, nguyên nhân lồng ruột ở trẻ em vẫn chưa được kết luận cụ thể. Tuy nhiên có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ về nguyên nhân để có cách phòng tránh bệnh cho trẻ phù hợp.

 

Nguyên nhân lồng ruột ở trẻ em

Cho đến nay, có tới 90% các trường hợp mắc bệnh lồng ruột không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên có một vài yếu tố được cho là nguyên nhân gây bệnh như:

Có tới 90% các trường hợp mắc bệnh lồng ruột không rõ nguyên nhân

Có tới 90% các trường hợp mắc bệnh lồng ruột không rõ nguyên nhân.

 

  • Do các khối u, polyp xuất hiện trong đại tràng: Các khối u hay polyp xuất hiện và phát triển to dần lên sẽ gây vướng trong lòng ruột, làm thay đổi nhu động của ruột dẫn tới việc các đoạn ruột “chui” vào nhau.
  • Do mắc bệnh viêm nhiễm trong ruột như nhiễm virus Rotavirus, loại virut thường gây nôn, tiêu chảy cấp ở trẻ.
  • Ngoài ra, các yếu tố khác như tiêu chảy kéo dài, các sẹo tổn thương ở ruột, dính ruột… cũng có thể là tác nhân gây lồng ruột
  • Tình trạng bất thường về giải phẫu ở ruột, tiền sử đã bị lồng ruột, hoặc bé trai cũng là những yếu tố dẫn tới nguy cơ cao bị lồng ruột.

Bệnh lồng ruột ở trẻ nếu không được phát hiện và điều trị sớm rất nguy hiểm. Hiện nay, việc chẩn đoán lồng ruột chủ yếu dựa trên thăm khám lâm sàng và siêu âm ổ bụng. Bác sĩ có thể sờ thấy búi lồng hình quả chuối di động và đau. Hoặc khi siêu âm thấy có khối lồng ruột đan vào nhau.

Khám lâm sàng hoặc siêu âm ổ bụng sẽ giúp phát hiện bệnh lồng ruột ở trẻ

Khám lâm sàng hoặc siêu âm ổ bụng sẽ giúp phát hiện bệnh lồng ruột ở trẻ.

 

Khi trẻ được chẩn đoán mắc bệnh lồng ruột, các bác sĩ sẽ tiến hành bơi hơi để gỡ đoạn ruột bị lồng vào nhau hoặc phẫu thuật để gỡ. Tùy vào độ tuổi, tình trạng bệnh cụ thể của từng trẻ mà có biện pháp chữa trị phù hợp.

Cách phòng ngừa bệnh lồng ruột ở trẻ em

Do nguyên nhân thực sự gây lồng ruột ở trẻ chưa được rõ ràng nên không có biện pháp phòng bệnh hiệu quả cho trẻ. Cách tốt nhất là các mẹ trong thời gian mang thai cần chủ động khám thai định kỳ để nắm được tình trạng sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, ăn uống nghỉ ngơi, sinh hoạt khoa học trong quá trình mang thai để thai nhi khỏe mạnh, phát triển tốt.

Các bà mẹ khi mang thai cần chú ý dinh dưỡng nhằm đảm bảo sức khỏe tốt, tăng đề kháng cho con

Các bà mẹ khi mang thai cần chú ý dinh dưỡng nhằm đảm bảo sức khỏe tốt, tăng đề kháng cho con.

 

Sau sinh cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé, nếu có dấu hiệu bất thường như trẻ hay quấy khóc bất thường, đau bụng, bỏ bú, nôn… cần đưa bé đi khám để phát hiện sớm bệnh.

Bệnh lồng ruột ở trẻ là một dạng bệnh thường gặp có diễn tiến nhanh với nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế các bậc phụ huynh cần lưu ý để sớm phát hiện và đưa trẻ đến cơ sở y tế điều trị kịp thời.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top