✴️ Gai đen là gì?

Tìm hiểu chung Gai đen là gì?

Gai đen là một bệnh về da liễu thường gặp ở người bị tiểu đường và người béo phì. Biểu hiện của bệnh gai đen là tăng sắc tố da và sừng hóa ở những vùng da bị bệnh; khi sờ cảm giác mượt như nhung. Bệnh tập trung chủ yếu ở các vùng có nếp nhăn, nếp gấp trên da.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của gai đen

Gai đen không xuất hiện nhiều dấu hiệu tiềm ẩn, biểu hiện chủ yếu của bệnh gai đen là:

  • Da dày hơn bình thường;
  • Sắc tố da tăng lên khiến da có màu sạm hoặc thậm chí chuyển thành màu đen;
  • Vùng da bị gai đen mượt như nhung;
  • Thường xuất hiện ở vùng cổ, nách, háng, gáy và những nơi có nếp gấp trên da khác;
  • Da bị gai đen có thể có mùi hoặc gây ngứa. 

Bệnh gai đen là gì?

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi nhận thấy có những dấu hiệu trên hoặc có những triệu chứng bất thường mà bạn nghi ngờ là bệnh gai đen, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra vì gai đen có thể là dấu hiệu của một căn bệnh tiềm tàng trong cơ thể. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến gai đen

  • Đề kháng với Insulin: Đây là một loại hormone do tụy tiết ra nhằm chuyển hóa đường. Việc kháng insulin ngoài việc mắc tiểu đường còn có thể mắc bệnh gai đen.

  • Rối loạn nội tiết: Người mắc các bệnh u nang buồng trứng, suy tuyến giáp, các vấn đề liên quan đến tuyến thượng thận.
  • Tăng androgen.
  • Dùng thuốc: Một số thuốc có thể gây bệnh gai đen như: Nicotinic acid, insulin, corticoid toàn thân, triazinat, thuốc tránh thai,...
  • Ung thư: Một số loại ung thư liên quan đến bệnh gai đen như ung thư tuyến dạ dày, đại tràng hoặc gan.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc phải gai đen?

Gai đen thường là biểu hiện của một số căn bệnh hoặc trong quá trình dùng thuốc, vì thế, những người có khả năng mắc bệnh gai đen là người có mắc một trong số những căn bệnh trên hoặc đang điều trị bệnh bằng các thuốc đã nói phía trên.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc gai đen, bao gồm:

  • Béo phì: Nguy cơ mắc bệnh tỉ lệ thuận với trọng lượng cơ thể. Người càng nặng thì khả năng bệnh gai đen càng cao.
  • Tiền sử gia đình: Gia đình có người từng bị gai đen thì khả năng bạn mắc bệnh này sẽ cao hơn người khác.

Có thể bạn quan tâm: Người béo phì dễ viêm khớp cột sống thắt lưng

​​​​​​​

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán gai đen

Dựa vào việc khám và xem xét các biểu hiện lâm sàng trên da, bác sĩ có thể kết luận bệnh gai đen.

Trong một số ca hiếm gặp, bác sĩ có thể đề nghị bạn sinh thiết da bằng cách lấy một mẫu da nhỏ ở vùng da bị nghi ngờ gai đen để làm thí nghiệm và chẩn đoán bệnh.

Nếu nguyên nhân bệnh không rõ ràng, tiền sử bệnh lý của bệnh nhân không có gì bất thường thì bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân làm xét nghiệm máu, chụp X-quang… để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Phương pháp điều trị gai đen hiệu quả

Nguyên tắc trong việc điều trị bệnh gai đen là sử dụng thuốc bôi tại chỗ, thuốc toàn thân và các biện pháp điều trị phối hợp nếu có.

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh gai đen mà bác sĩ sẽ có những lời khuyên cụ thể cho bạn để điều trị gai đen và tầm soát luôn cả nguyên nhân gây bệnh. Một số giải pháp có thể được áp dụng để điều trị gai đen, bao gồm:

  • Phẫu thuật: Nếu gai đen là do khối u ung thư gây ra, cách tốt nhất là bạn cần loại bỏ khối u đó ra khỏi cơ thể để làm sạch vùng da bị đổi màu.
  • Giảm cân: Đa phần người bị gai đen có kết hợp với bệnh béo phì, giảm cân có thể giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh.
  • Ngừng thuốc hoặc các chất bổ sung: Gai đen có thể do tác động của một số loại thuốc, hãy nói với bác sĩ về các loại thuốc hoặc thuốc bổ bạn đang sử dụng để được sự tư vấn chính xác.
Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của gai đen

Về điều trị ngoài da, nếu bạn thấy vùng da bị gai đen gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao tiếp, hoặc chúng có biểu hiệu bất thường, gây mùi hôi, bạn có thể áp dụng các giải pháp:

  • Thoa kem theo chỉ định của bác sĩ da liễu.
  • Dùng xà phòng kháng khuẩn, nhẹ dịu để tắm.
  • Dùng thuốc kháng sinh bôi ngoài da.
  • Dùng thuốc trị mụn dạng viên uống.
  • Liệu pháp laze để giảm độ dày của vùng da bị gai đen.

Có thể bạn quan tâm: Béo phì có thể làm thay đổi cấu trúc não

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top