Tràn khí trung thất

I. Đại cương

– Tràn khí trung thất (Pneumomediastinum / Mediastinal emphysema) là tình trạng khí tự do ở trong trung thất, khí có thể bắt nguồn từ phổi, khí phế quản, thực quản, khoang phúc mạc và có thể di chuyển từ trung thất lên cổ hoặc xuống ổ bụng.
– Nguyên nhân:
+ Chấn thường ngực kín hoặc vết thường ngực hở.
+ Thứ phát sau phẫu phuật vùng cổ, ngực hoặc sau phúc mạc.
+ Thủng thực quản: hội chứng Boerhaave, can thiệp nội soi, ung thư thực quản
+ Thủng khí phế quản: rách phế quản, can thiệp nội soi, thủ thuật mở khí quản, chấn thương gãy thanh quản
+ Vận động quá mạnh: trẻ sơ sinh, cử tạ…
+ Hen phế quản
+ Chấn thương khí áp: lặn, thở máy áp lực dương
+ Nhiễm trùng: lao, nấm, nhiễm trùng sau hầu, viêm trung thất
+ Bệnh lý phổi mô kẽ
+ Rối loạn mô liên kết: viêm đa cơ, tự phát

 

* Giới hạn trung thất

– Trung thất được giới hạn phía trước bởi mặt sau xương ức và các sụn sườn.
– Phía sau là bởi mặt trước cột sống ngực.
– Ở trên là lỗ trên của lồng ngực, nơi trung thất thông với nền cổ.
– Phía dưới là cơ hoành, nơi các thành phần đi từ ngực xuống bụng và ngược lại.
– Hai bên là màng phổi trung thất.

* Thông thương trung thất

– Trung thất thông với khoang dưới hàm, sau hầu, thanh mạc bao bọc mạch máu vùng cổ.
– Khoang sau phúc mạc, quanh động mạch chủ, mạc quanh thực quản.

* Nguyên nhân

– Chấn thương hoặc vết thương ngực.
– Sau phẫu thuật ngực, cổ hoặc khoang sau phúc mạc.
– Thủng thực quản:

+ Hội chứng Boerhave: rách thực quản thứ phát do nôn nhiều dữ dội.
+ Thủ thuật nội soi, sonde dẫn lưu
+ Ung thư thực quản biến chứng

– Thủng khí phế quản: chấn thương, nội soi, mở khí quản
– Chấn thương khí áp (thay đổi áp lực): thợ lặn, thở máy áp lực dương
– Nhiễm khuẩn trung thất, khoang sau hầu
– Tập thể lực mạnh
– Vô căn

 

2. Điều trị tràn khí trung thất

Vì cơ thể sẽ hấp thu khí dần dần nên bệnh nhân bị tràn khí trung thất thường không cần can thiệp điều trị. Mục đích của phương pháp điều trị bệnh chủ yếu là điều trị hỗ trợ, bao gồm: Nghỉ ngơi, giảm đau, oxy liệu pháp, kháng sinh dự phòng, giãn phế quản, vitamin. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, có thể áp dụng các phương pháp khác, chẳng hạn như:

  • Đào thải khí nitơ trong trung thất nhanh hơn bằng cách thở oxy với nồng độ cao. Có thể áp dụng phương pháp này trong đại đa số các trường hợp tràn khí trung thất. Tuy nhiên, khi sử dụng oxy nồng độ cao, cần phải theo dõi sát khí máu của bệnh nhân.
  • Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể thực hiện thông khí nhân tạo một phổithông khí nhân tạo áp lực đường thở trung bình, Vt thấp, tần số thở cao (HFOV).
  • Các phương pháp hỗ trợ khác: Khi có tràn khí màng phổi đặt ống dẫn lưu khí màng phổi. Phẫu thuật sửa chữa khâu lỗ thủng khí quản, thực quản và màng phổi.
  • Sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng đau, giảm ho.
  • Cần điều trị ở đơn vị cấp cứu nếu có chèn ép trung thất đòi hỏi phải. Bên cạnh các phương pháp điều trị khác, có thể đặt ống vào khoang chứa khí để giải phóng chèn ép .
return to top