Đây là cách làm phổ biến nhất mà nhiều bậc cha mẹ sử dụng mỗi khi trẻ có biểu hiện bị sổ mũi, nghẹt mũi. Tuy nhiên, theo các bác sĩ đây là quan niệm sai lầm và cần nhanh chóng loại bỏ. Nguyên nhân là vì mặc dù trong tỏi có chứa chất Allicin có khả năng diệt vi trùng và vi nấm giúp phòng ngừa và điều trị cảm cúm với các chứng sổ mũi, chảy nước mũi. Tuy nhiên, về mặt tính chất, nước ép tỏi rất nóng, nhỏ thường xuyên vào mũi có thể gây bỏng rát, phù nề làm hỏng niêm mạc mũi đặc biệt là đối với trẻ dưới 3 tuổi. Những trường hợp nặng bị bỏng niêm mạc mũi do sử dụng nước ép tỏi còn có thể bị hoại tử rất nguy hiểm.
Đối với cả người lớn và trẻ em khi gặp phải các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là nghẹt mũi, chảy nước mũi thường thực hiện rửa mũi, xịt mũi để vệ sinh mũi. Tuy nhiên, nếu rửa mũi quá nhiều lần, thậm chí khi không mắc các triệu chứng như chảy nước mũi cũng rửa mũi thường xuyên có thể gây hại cho sức khỏe.
Khi trẻ bị sổ mũi, phụ huynh chỉ cần xịt mũi hoặc rửa mũi cho trẻ từ 3 – 4 lần/ngày. Không nên thực hiện việc này quá nhiều lần vì sẽ làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi. Trong khi đó, chất nhầy này có vai trò tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn. Nếu mất đi chất nhầy này, trẻ dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi, dễ bị viêm hơn.
Khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi thường bị rất nhiều đờm gây khó thở, thở khò khè. Khi đó, phụ huynh thường dùng miệng để hút mũi cho trẻ. Đây là một việc làm sai lầm không nên tiếp diễn. Vì khi dùng miệng hút mũi cho trẻ sẽ làm lây lan mầm bệnh từ miệng sang cho bé.
Hoặc trường hợp dùng dụng cụ hút mũi nếu không sử dụng đúng cách cũng sẽ gây hại cho bé. Phụ huynh khi dùng dụng cụ hút mũi như xilanh thì chú ý không nên đặt quá sâu và quá nhiều lần sẽ có thể khiến niêm mạc mũi bị phù nề rất nguy hiểm.
Sử dụng thuốc nhỏ mũi là không thể thiếu và là phương pháp phổ biến được sử dụng mỗi khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi. Tuy nhiên hầu hết các loại thuốc nhỏ mũi có chứa thành phần corticoid, kháng sinh… giúp diệt khuẩn nhanh chóng nhưng chúng lại dễ gây ra các tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm. Vì thế, việc sử dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ cần tuân thủ theo đơn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh