1. Mô tả
2. Phân bố, sinh thái
Chi Gymnopetalum Arn. có 2 loại ở Việt Nam là cây cứt quạ và loài G.integrifolium (Roxb.) Kurz. Cây cứt quạ phân bố rải rác khắp các tỉnh miền núi từ Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn,… đến các tỉnh ở Tây Nguyên. Trên thế giới, cây được ghi nhận có ở Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Ấn Độ.
Cứt quạ là cây ưa ẩm, ưa sáng và thường thấy trên các nương rẫy, hoặc ven rừng.
Bộ phận dùng:
Lá, rễ.
3. Tính vị, công năng
Cây cứt quạ có vị đắng, tính lạnh, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, tiêu độc, thoái ban, bài nùng, trừ đờm, chỉ khải.
4. Công dụng
Toàn cây cứt qua được dùng để cắt cơn ho có đờm khi có bệnh về phổi. Ngày dùng 30 – 60g sắc uống.
Ở Bạc Liêu, Cà Mau, phụ nữ sau khi đẻ thường dùng để phòng ngừa bệnh tật.
Ở Ấn Độ, nhân dân dùng rễ tươi cây cứt quạ nghiền nát, hoà với ít nước nóng già, chà xát lên cơ thể ở chỗ đau hoặc xát vào chân tay bị teo. Nếu là rễ khô, nghiền thành bột, rồi cũng trộn với nước nóng già và chà xát như trên. Nước sắc lá để giải độc khi bị ngộ độc và chống co giật sau khi sẩy thai. Lá tươi, rửa sạch, ép lấy nước, nhỏ vào mắt để chữa đau mắt. Toàn cây là một thành phần của một bài thuốc để dùng cho phụ nữ sau khi đẻ [Chopra et al., 1998, Supplement to glossary of ind. Med. Plants, NiSC – New Delhi, p.34).
Ở Malaysia, khi bị ngộ độc quả chính của cây cắt quạ, người ta cũng dùng nước sắc lá cây uống để giải độc (quả xanh cây cứt qua có thể ăn được) và chữa co giật sau khi sẩy thai.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh