Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ CDC đã khuyến cáo về một số đối tượng không nên tiêm một số loại vaccin nhất định.
Nguyên nhân là do các loại vaccin khác nhau chứa các thành phần khác nhau. Những người bị tổn thương hệ miễn dịch thường được khuyên nên đợi cho tới khi lành bệnh. Những người đã từng gặp những phản ứng dị ứng với một loại vaccin nào đó hoặc một thành phần của 1 loại vaccin cũng được khuyên nên tránh sử dụng những loại vaccin đó về sau.
Những người sau đây không nên tiêm vaccin phòng cúm:
Những người có tiền sử mắc hội chứng Guillain-Barre (GBS) (là một chứng rối loạn do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công một phần hệ thần kinh ngoại biên) nên thảo luận với bác sỹ về những nguy cơ có thể gặp phải nếu tiêm vaccin cúm.
Những đối tượng không nên sử dụng vaccin cúm sống (LAIV) (vaccin dùng đường mũi) bao gồm:
Hepatitis A (HepA) là một loại virus có thể gây viêm gan. Virus này chủ yếu phát tán qua thức ăn hoặc nước uống bị ô nhiễm bởi chất thải của con người, tuy nhiên virus cũng lây lan qua tiếp xúc trực tiếp. CDC khuyến cáo người trưởng thành nên tiêm vaccin phòng HepA nếu họ vẫn chưa được tiêm khi còn nhỏ.
Ngoài ra, những người đi du lịch tới các khu vực có tỷ lệ người mắc viêm gan A cao cũng nên được tiêm vaccin. Những khu vực này bao gồm:
Tuy nhiên một số đối tượng sau đây được khuyến cáo không nên tiêm loại vaccin này:
Những người đang bị ốm được khuyên nên đợi tới khi hồi phục mới nên tiêm vaccin.
Phụ nữ mang thai cũng được khuyên nên nên chờ sau khi sinh con. Tuy nhiên, nguy cơ đối với thai nhi khi sử dụng vaccin tương đối thấp. Nếu phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm HepA, họ vẫn sẽ được khuyên nên tiêm vaccin.
Hepatitis B (HepB) là một virus có khả năng gây viêm gan. Virus này lây từ người bệnh sang người lành thông qua việc tiếp xúc với máu hay dịch thể của người bệnh, qua quan hệ tình dục không an toàn, qua truyền máu hoặc truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.
Những người bị viêm gan B mãn tính là đối tượng có nguy cơ tiến triển thành các bệnh gan nghiêm trọng hơn như xơ gan và ung thư gan.
Việc tiêm vaccin phòng viêm gan B được khuyến cáo cho hầu hết mọi người, đặc biệt là các vùng có tỷ lệ người mang virus viêm gan B cao.
Tại Việt Nam, Tổ chức Y tế thế giới, WHO ước tính khoảng gần 8,8 % phụ nữ và 12,3% nam giới nhiễm virus viêm gan B mạn tính. Vì vậy việc tiêm tiêm vaccin phòng viêm gan B được khuyến cáo cho mọi người.
Trong Chương trình tiêm chủng mở rộng Việt Nam, vaccin phòng bệnh Viêm gan B được phối hợp trong Quinvaxem- vắc xin phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib.
Tuy nhiên, nếu gặp phải một trong những yếu tố nguy cơ sau đây, bạn không nên tiêm vaccin phòng HepB:
Những người đã được tiêm vaccin HepB nên đợi ít nhất là 28 ngày mới nên đi hiến máu vì loại vaccin này có thể gây ra phản ứng dương tính giả đối với các xét nghiệm máu.
Vaccin phòng HPV có thể giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở những phụ nữ nếu được tiêm trước khi có quan hệ tình dục lần đầu. Vaccin cũng đồng thời giúp phòng tránh một số căn bệnh khác có liên quan đến HPV như:
Tuy nhiên, CDC khuyên những đối tượng sau đây nên tránh tiêm vaccin HPV:
Tdap là một loại vaccin giúp phòng các bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà. Vaccin Td giúp phòng các bệnh uốn ván và bạch hầu. Sự phổ biến rộng rãi của các loại vaccin ngày nay đã làm giảm thiểu đáng kể các biến chứng nghiêm trọng của những căn bệnh nguy hiểm này.
Việc tiêm vaccin thường quy được khuyến cáo cho hầu hết trẻ em. Tuy nhiên, những đối tượng không nên tiêm vaccin bao gồm:
Những người sau nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi quyết định tiêm vaccin Tdap:
Những vaccin khác nhau lại chống chỉ định với những đối tượng khác nhau. Do vậy, bạn có thể không được tiêm loại vaccin này những vẫn được phép tiêm loại khác.
Tại Việt Nam, Vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib sử dụng trong Tiêm chủng mở rộng là Quinvaxem, phối hợp phòng 5 bệnh kể trên trong một mũi tiêm. Vắc xin chứa các thành phần kháng nguyên như giải độc tố bạch hầu, giải độc tố uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt, kháng nguyên bề mặt viêm gan B và kháng nguyên Hib dạng dung dịch (DTwP-HepB-Hib). Thành phần ho gà trong vắc xin Quinvaxem là vắc xin toàn tế bào.Vắc xin được đóng lọ 1 liều 0,5ml, vắc xin có gắn chỉ thị nhiệt độ (VVM) ở nhãn lọ vắc xin giúp cho việc đánh giá nhiệt độ bảo quản vắc xin trong quá trình bảo quản và vận chuyển. Vắc xin được sản xuất bởi công ty Berna Biotech, Hàn Quốc.
Vắc xin đã được Tổ chức Y tế thế giới xác nhận đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định từ năm 2006.
Zona là căn bệnh gây ra do sự hoạt động trở lại của virus thủy đậu (virus varicella zoster). Virus này là một chủng thuộc cùng họ virus herpes nhưng khác với những virus gây mụn rộp hay mụn cóc sinh dục. Bệnh zona chủ yếu gặp ở những người trên 50 tuổi hay những người có hệ miễn dịch yếu.
Những người trên 60 tuổi được khuyến cáo nên tiêm một mũi vaccin phòng bệnh zona. Tuy nhiên, một số đối tượng sau đây nên tránh tiêm loại vaccin này:
Những đối tượng bị suy giảm miễn dịch sau cũng không nên tiêm vaccin này:
Não mô cầu là một bệnh do vi khuẩn gây ra có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, căn bệnh này hay gặp nhất ở:
Vaccin phòng não mô cầu được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em và những người trẻ tuổi. Tại Mỹ, có hai loại vaccin phòng não mô cầu được sử dụng: MCV4 là vaccin kết hợp phòng não mô cầu; MPSV4 là loại vaccin polysaccharid cũ hơn.
Ở Việt Nam, hiện tại có 02 loại vắc - xin phòng bệnh não mô cầu
Vắc-xin não mô cầu AC:
Tên thương mại là Meningococcal polysaccharide vắc-xin AC. Loại vắc-xin này có thời gian bảo vệ khoảng 3 năm.
Vắc-xin phòng bệnh não mô cầu được sử dụng để tiêm phòng bệnh cho trẻ em ở vùng có dịch bệnh lưu hành hoặc khi đang có dịch bùng phát. Liều lượng tiêm là 0,5ml; có thể tiêm dưới da hoặc tiêm bắp thịt.
Thường tiêm một liều vắc-xin khi trẻ em được 18 tháng tuổi trở lên.
Chú ý thận trọng khi tiêm phòng cho phụ nữ có thai, chỉ tiêm khi thực sự có nguy cơ mắc bệnh trong các vụ dịch. Một vấn đề cũng cần quan tâm là không nên tiêm cho trẻ em dưới 18 tháng tuổi trừ khi đang có dịch bùng phát.
Vắc-xin não mô cầu BC:
Tên thương mại là VA-MENGOC-BC. Vắc-xin này được sử dụng nhằm tạo miễn dịch chủ động để phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm huyết thanh B và C.
Dùng tiêm cho trẻ em từ tháng tuổi thứ ba và các đối tượng sống trong vùng dịch hay phải đi đến vùng dịch bệnh.
Ngoài ra, vắc-xin cũng nên tiêm cho những người sống tập thể như các trung tâm chăm sóc trẻ em nội trú, doanh trại quân đội, nhà tù, các vùng có mật độ dân cư cao hoặc ở cộng đồng phát hiện những trường hợp nhiễm bệnh não mô cầu nhóm huyết thanh B và C vì người dân ở đây có nguy cơ bị phơi nhiễm.
Thận trọng không sử dụng vắc-xin cho phụ nữ mang thai trừ khi thật cần thiết và có nguy cơ dịch tễ học cao.
Vắc-xin cơ bản được sử dụng bằng cách tiêm phòng hai liều 0,5ml; khoảng cách giữa hai lần tiêm là từ 6 - 8 tuần.
Tiêm liều thứ hai là điều bắt buộc để đạt được mức bảo vệ tốt. Quy định tiêm phòng được áp dụng đối với trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên. Theo kinh nghiệm sử dụng vắc-xin, không cần thiết phải tiêm nhắc lại. Khi tiến hành tiêm nhắc lại, không loại trừ những người không có bằng chứng cho thấy đã tiêm phòng đủ hai mũi tiêm vắc-xin trước đó.
Những đối tượng không nên tiêm vaccin phòng não mô cầu bao gồm:
Vaccin não mô cầu có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên loại MPSV4 được ưu tiên sử dụng hơn do vaccin MCV4 chưa có nhiều dữ liệu về việc sử dụng ở phụ nữ mang thai.
Những trẻ mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm cũng như những trẻ bị tổn thương lách không nên tiêm loại vaccin này vào cùng thời điểm với các loại vaccin khác .
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh