✴️ Phẫu thuật thoát vị bẹn ở trẻ em

1. Tổng quan về thoát vị bẹn ở trẻ em

Thoát vị bẹn là bệnh lý bẩm sinh phổ biến ở trẻ nhỏ, xảy ra khi ống phúc tinh mạc không đóng kín, tạo điều kiện cho các tạng trong ổ bụng (như ruột, mạc nối…) chui xuống vùng bẹn hoặc bìu (ở bé trai) hoặc môi lớn (ở bé gái).

Triệu chứng nhận biết:

  • Khối phồng vùng bẹn hoặc bìu, có thể rõ hơn khi trẻ rặn, khóc, ho.

  • Khối phồng thường mềm, không đau, có thể tự xẹp khi trẻ nằm yên.

  • Trong trường hợp thoát vị bị nghẹt: trẻ có thể đau nhiều, nôn ói, bụng chướng, không trung tiện – đại tiện được, cần cấp cứu ngay.

Biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời:

  • Nghẹt ruột, hoại tử ruột.

  • Rối loạn tiêu hóa kéo dài.

  • Ảnh hưởng sự phát triển thể chất của trẻ.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho những trường hợp bị thoát vị bẹn

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho những trường hợp bị thoát vị bẹn


2. Chỉ định điều trị: phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất giúp điều trị dứt điểm thoát vị bẹn. Trong các trường hợp chưa thể mổ ngay, có thể tạm thời dùng băng ép vùng thoát vị để theo dõi ngắn hạn dưới chỉ định của bác sĩ.

Kỹ thuật phẫu thuật:

  • Mổ mở với đường rạch da khoảng 3–4 cm dọc nếp gấp bẹn.

  • Cắt và khâu đóng cổ túi thoát vị.

  • Thời gian nằm viện: trung bình 1–2 ngày nếu không có biến chứng.


3. Hướng dẫn chăm sóc sau mổ tại nhà

Chế độ dinh dưỡng

  • Cho trẻ ăn chế độ bình thường theo lứa tuổi.

  • Tăng cường thực phẩm mềm, dễ tiêu, ít chất béo: cháo, súp, sữa chua, bánh mì mềm…

  • Uống nhiều nước, tránh thức ăn quá cay, nóng, lạnh hoặc thực phẩm lên men, có gas.

Sau phẫu thuật trẻ cần được chăm sóc kỹ lưỡng, nghỉ ngơi và ăn uống khoa học

Sau phẫu thuật trẻ cần được chăm sóc kỹ lưỡng, nghỉ ngơi và ăn uống khoa học

Chế độ vận động

  • Nghỉ ngơi hợp lý trong tuần đầu sau mổ.

  • Tránh các hoạt động mạnh: chạy nhảy, đạp xe, leo trèo.

  • Có thể vận động nhẹ (đi lại trong nhà) sau 1–2 ngày, tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Vệ sinh vết mổ

  • Giữ vết mổ khô, sạch.

  • Dùng nước ấm hoặc dung dịch sát khuẩn nhẹ để vệ sinh vùng mổ.

  • Thay băng gạc theo hướng dẫn, hoặc khi thấy băng bị ẩm/bẩn.

Sử dụng thuốc

  • Cho trẻ uống thuốc giảm đau, kháng sinh, chống viêm theo đơn bác sĩ.

  • Không tự ý ngưng thuốc hoặc đổi thuốc.

  • Theo dõi các phản ứng bất thường: nổi mẩn, tiêu chảy, đau tăng… và thông báo ngay với bác sĩ.

Cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ

Cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác


4. Dấu hiệu cần tái khám ngay

  • Sốt cao không rõ nguyên nhân.

  • Vết mổ sưng đỏ, chảy dịch mủ.

  • Trẻ đau tăng, quấy khóc liên tục.

  • Nôn nhiều, bụng chướng, không đại tiện.


5. Lựa chọn cơ sở y tế uy tín

Việc lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa Nhi có đội ngũ phẫu thuật viên giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại là yếu tố quan trọng đảm bảo an toàn và hiệu quả phẫu thuật cho trẻ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top