Bệnh viêm đại tràng co thắt tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng về lâu dài chúng gây cảm giác khó chịu cho người bệnh, tăng khả năng mắc các bệnh lý về đại tràng, có thể dẫn đến biến chứng ung thư đại tràng – đại trực tràng. Điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Để phát hiện sớm bệnh viêm đại tràng co thắt và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, bạn chớ bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo sau đây.
Người bị viêm đại tràng có thắt, triệu chứng điển hình nhất là rối loạn đại tiện. Việc người bệnh thay đổi số lần đại tiện trong ngày, phân lỏng hoặc táo bón xen kẽ với phân bình thường sẽ tái phát nhiều lần. Phân thường có dấu hiệu vừa rắn, vừa lỏng. Ngoài ra, người bệnh có viêm đại tràng co thắt khi đi ngoài còn có cảm giác không hết phân, đi xong vẫn muốn đi tiếp.
Ngoài rối loạn phân thì đau bụng cũng rất thường gặp ở những người bị viêm đại tràng co thắt. Các cơn đau bụng sẽ giảm khi đi trung tiện, tăng lên khi táo bón. Và người bệnh có thể đau sau khi ăn, khi ăn no, đau khi ăn một số thức ăn lạ, thức ăn chua, cay, lạnh.
Bị viêm đại tràng co thắt, người bệnh thường có các triệu chứng căng bụng, chướng hơi, ợ hơi nhưng không có dấu hiệu đặc biệt khi khám. Chính vì vậy thường dễ bị nhần lẫn với bệnh dạ dày. Đặc biệt, sau khi đi đại tiện xong, các triệu chứng khó chịu trên ở người bệnh sẽ giảm, có thể vẫn còn các triệu chứng như đau âm ỉ, không rõ vị trí, đau vùng dưới rốn, nhiều lúc đau quặn dữ dội rồi lại trở về bình thường.
Phân có chất nhầy cũng là biểu hiện thường gặp ở người bị viêm đại tràng co thắt. Khi đi ngoài người bệnh sẽ thấy phân có dính chất nhầy, xuất hiện mùi hôi rất khó chịu. Khi đó cần lưu ý đến các bệnh đại tràng và nên đi khám với bác sĩ sớm.
Ngoài các triệu chứng về tiêu hóa, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác như đau đầu, nhức đầu, khó ngủ, mệt mỏi, hồi hộp, tim đập nhanh..
Khi xuất hiện các triệu chứng trên, bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
– Thực phẩm giàu đạm như thịt nạc xay, thịt gia cầm, đậu phụ, giá đỗ. Đặc biệt là các thực phẩm xanh giàu đạm thực vật như: sữa đậu nành, các loại sữa tách béo. Đây là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và dễ tiêu hoá.
– Bổ sung các loại rau xanh chứa nhiều vitamin như rau ngót, rau muống, rau cải có tác dụng nhuận tràng rất tốt, giúp người bệnh giảm cảm giác đau đớn khi đi vệ sinh.
– Đối với những trường hợp bị táo bón, người bệnh nên ăn nhiều rau củ chứa nhiều chất xơ dễ hòa tan, dễ tiêu hóa như: chuối, bơ, khoai lang, khoai tây, rau mùng tơi, rau đay, bí đỏ, đậu đỏ hay đậu đen để dễ tiêu.
– Khi bị tiêu chảy, phân có mùi chua nên hạn chế ăn các loại thực phẩm lên men như: dưa cà muối, sữa chua…
– Không nên ăn các món lạ, không bỏ bữa, không ăn quá nhiều một bữa gây quá tải cho hệ tiêu hóa và dễ đầy bụng, chướng hơi và dễ bị đi ngoài.
– Nên uống nhiều nước (2-3 lít/ngày) đồng thời bổ sung thêm các loại sinh tố, nước ép rau, quả.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh