✴️ Tại sao trẻ bị rối loạn tiêu hóa?

Nội dung

 

1.Tại sao trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa như:

Sức đề kháng yếu: Đây là nguyên nhân đầu tiên lý giải tại sao trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Khi sức đề kháng của trẻ yếu, sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng…ngoài môi trường ảnh hưởng gây rối loạn tiêu hóa.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa là do sức đề kháng yếu, sử dụng kháng sinh trong thời gian dài, chế độ dinh dưỡng không phù hợp...

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa là do sức đề kháng yếu, sử dụng kháng sinh trong thời gian dài, chế độ dinh dưỡng không phù hợp…

 

Sử dụng thuốc kháng sinh: Việc lạm dụng hoặc dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và có lợi gây mất cân bằng hệ sinh thái đường ruột của trẻ, khiến bé bị rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra, trẻ bị rối loạn tiêu hóa còn do nhiễm khuẩn từ thức ăn, đồ chơi, tay bẩn, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, trẻ bị biến chứng từ các bệnh khác…

 

2. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?

Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ rất nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng: tổn thương đường ruột mạn tính, chức năng tiêu hóa suy giảm. Hậu quả khiến trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển, suy giảm miễn dịch. Khi cơ thể trẻ yếu rất dễ bị các bệnh ngoài môi trường tấn công, gây bệnh nặng hơn…

 

3. Cách xử trí tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ như thế nào?

Để xử trí tình chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ hiệu quả cần căn cứ vào các nguyên nhân gây bệnh.

Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong những năm đầu đời giúp cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa

Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong những năm đầu đời giúp cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa

 

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong những năm đầu đời. Thực hiện vệ sinh núm vú, vệ sinh tay chân sạch sẽ trước khi bế ẵm trẻ. Lựa chọn loại sữa bổ sung cho trẻ phù hợp với lứa tuổi.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do chế độ ăn uống cần thay đổi thực đơn hàng ngày, cho bé ăn đúng theo độ tuổi, chú ý tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu lựa chọn thực phẩm và chế biến thức ăn cho trẻ.

Chú ý vệ sinh tay cho trẻ sạch sẽ, tập cho trẻ thói quen vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn gây rối loạn tiêu hóa.

Tránh sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới hệ cân bằng vi sinh trong đường ruột của trẻ.

Trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài, áp dụng những phương pháp xử trí trên mà không có hiệu quả thì cha mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế chuyên môn. Qua thăm khám bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa sẽ đưa ra kết luận cụ thể về tình trạng bệnh của trẻ. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị và chăm sóc trẻ phù hợp.

Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài thì cha mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế chuyên môn để được tư vấn điều trị

Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài thì cha mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế chuyên môn để được tư vấn điều trị

 

Tại sao trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cách xử trí tình trạng này thế nào đã được chúng tôi cung cấp trong bài viết trên. Các bậc cha mẹ nên tự trang bị cho mình những kinh nghiệm và kiến thức cần thiết nhằm bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Hãy trở thành những cha mẹ “thông thái” trong việc chăm sóc con em mình để bé phát triển một cách toàn diện và có hệ tiêu hóa tốt.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top