Trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh - cơ, làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và trên nền cứng đó xuất hiện các cơn co giật.
Thời kỳ ủ bệnh khoảng 4-21 ngày. Tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim.
Không loại trừ bất kỳ người nào dù là trẻ em, người lớn, người già yếu, nam hay nữ
Vi khuẩn nhất là bào tử uốn ván có khắp nơi trong đất cát, bụi, phân trâu bò ngựa và gia cầm, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ…, xâm nhập vào các vết thương, vết xây xước phát triển thành ổ nhiễm trùng gây bệnh uốn ván.
Khi mắc bệnh uốn ván tỷ lệ tử vong rất cao từ 25đến 90% . Đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tử vong trên 95%.
Tất cả mọi người đều có thể phòng ngừa được bệnh uốn ván bằng cách tiêm phòng Vacxin uốn ván. Đây là phương pháp phòng chống bệnh hiệu quả và rẻ tiền nhất.
Vacxin uốn ván được tiêm dự phòng cho các đối tượng sau:
6.1. Phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ từ 15 đến 44 tuổi:
Sau 5 liều tiêm sẽ có kháng thể phòng bệnh uốn ván suốt thời kỳ sinh đẻ.
Hiệu lực bảo vệ đạt 98 – 100%.
6.2. Phụ nữ mang thai:
Chỉ cần tiêm 02 liều là bảo vệ cho con mình khỏi bị mắc bệnh uốn ván sơ sinh.
6.3. Những người có nguy cơ mắc cao:
- Người làm vườn
- Người làm việc ở các trang trại, các nông trường chăn nuôi gia súc và gia cầm
- Người dọn vệ sinh cống rãnh, chuồng trại.
- Công nhân xây dựng các công trình.
- Bộ đội và thanh niên xung phong.
Đối tượng này được tiêm miễn dịch 03 liều trong vòng 6 tháng, bảo vệ được 5 năm.
Cứ sau 5 – 10 năm tiêm nhắc lại 01 liều sẽ bảo vệ phòng bệnh uốn ván suốt đời.
6.4. Các trường hợp khác:
Người bị vết thương:
- Nếu đã tiêm miễn dịch cơ bản đầy đủ hoặc đã được tiêm liều nhắc lại trong 5 năm thì không cần tiêm nữa.
- Nếu đã quá 5 năm và nghi ngờ bị uốn ván thì tiêm ngay 0,5ml vacxin.
- Nếu tiền sử không rõ thì tiêm 1500IU huyết thanh kháng uốn ván và 0,5ml vacxin bằng 02 bơm tiêm ở hai vị trí khác nhau. Hai tuần sau tiêm nhắc lại một liều vacxin 0,5ml và một tháng sau tiêm liều thứ ba với 0,5ml.
- Các phản ứng phụ thường nhẹ và khu trú tại nơi tiêm .
- Có thể xuất hiện quầng đỏ, sưng đau tại chỗ tiêm, sốt 38 – 39oC. Các triệu chứng nói chung là nhẹ và tự mất đi
- Đôi khi thấy nổi hạch ở nơi tiêm, nhưng rất hiếm gặp. Hiện tượng thâm nhiễm có thể giảm khi dùng băng ép lạnh.
8.1. Vacxin Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà (viết tắt DTP hoặc DTC):
- Vacxin này phòng ba bệnh: Uốn ván, Bạch hầu, Ho gà nhưng chỉ dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi.
- Lưu ý: vì Vacxin này có thành phần Ho gà toàn thân tế bào nên không dùng cho trẻ trên 5 tuổi, do có những phản ứng phụ không mong muốn xảy ra.
8.2. Vacxin Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà tinh chế, hấp phụ (viết tắt DTaP):
- Vacxin này phòng ba bệnh : Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván cho trẻ em dưới năm tuổi.
- Do thành phần Ho gà được tinh chế, nên hiện nay Mỹ cho phép dùng để tiêm nhắc lại cho trẻ em 5 - 6 tuổi.
8.3. Vacxin Bạch hầu - Uốn ván hấp phụ (Viết tắt DT):
- Vacxin này phòng hai bệnh Bạch hầu và Uốn ván .
- Thường dùng Vacxin này tiêm cho trẻ em dưới 6 tuổi ở một số nước tiêm Vacxin Ho gà riêng, không phối hợp với nhau thành Vacxin DTP.
- Trường hợp trẻ em có tiền sử dị ứng với thành phần Ho gà trong Vacxin DTP thì mũi tiêm lần 2, 3 và nhắc lại thay thế bằng vacxin DT.
8.4. Vacxin Bạch hầu - Uốn ván giảm liều, hấp phụ (Viết tắt Td):
- Vacxin này phòng bệnh Bạch hầu và Uốn ván cho trẻ lớn: 6 - 16 tuổi.
- Ưu việt của Vacxin này là đã giảm liều kháng nguyên nên sử dụng được cho trẻ em lứa tuổi lớn.
8.5. Vacxin Uốn ván hấp phụ (Viết tắt TT):
- Đây là Vacxin đơn giá chỉ phòng duy nhất một bệnh uốn ván.
- Vacxin này dùng để phòng bệnh Uốn ván cho người lớn, phụ nữ có thai, phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, người lớn có nguy cơ cao.
- Ở Việt Nam (tại Viện Vacxin Nha Trang, 09 Pasteur - Nha Trang ), đã sản xuất thành công Vacxin Uốn ván từ năm 1990 đến nay và chế tạo thành hai loại: Vacxin DTP và Vacxin TT cung cấp cho chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia. Hiện nay, Viện đang nghiên cứu và tiến tới trình Bộ Y tế cho ra đời Vacxin Td và Vacxin DT nhằm hy vọng đáp ứng linh hoạt hơn về nhu cầu sử dụng.
- Bệnh uốn ván là bệnh nhiễm độc thần kinh trung ương bởi độc tố của trực khuẩn Clostridium tetani. Trực khuẩn này thường tồn tại trong đất , cát, bụi bẩn thậm chí ngay cả trong ruột già của người và động vật. Phạm vi phân bố đã rộng mặt khác lại là vi khuẩn sinh nha bào nên khả năng tồn tại trong thiên nhiên rất lâu dài và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể theo đường vết thương ở chân tay nên tỷ lệ mắc bệnh và chết do trực khuẩn uốn ván khá cao (12).
- Trực khuẩn uốn ván có khả năng gây bệnh cho người và một số động vật nhỏ như : chuột lang, chuột nhắt, thỏ ..., ngoài ra bò, cừu, chó, mèo cũng có thể bị bệnh uốn ván. Ở người trực khuẩn uốn ván vào cơ thể qua vết thương nhỏ hay lớn ( có khi nhỏ quá không chú ý ) ( 2 ), ở trẻ sơ sinh do vết cắt rốn ( dụng cụ cắt rốn có mang nha bào uốn ván tiệt trùng không kỹ ) (1).
- Khi xâm nhập vào cơ thể chúng sinh ra độc tố mạnh và độc tố này xâm nhập vào các phần khác trên cơ thể. Khi xâm nhập vào đường tiêu hóa, trực khuẩn bị phá hủy bởi acide dạ dày do đó không gây bệnh theo đường tiêu hóa (18).
- Miễn dịch phòng Uốn ván:
1. Miễn dịch tự nhiên:
Kể từ lúc tìm ra nguyên nhân gây bệnh uốn ván đến nay, có một số tác giả quan tâm nghiên cứu loại miễn dịch này thật sự có hay không đối với bệnh uốn ván. Tổ chức Y tế thế giới đã đúc kết và chính thức nhận định loại miễn dịch này hầu như không có và nếu hạn hữu có thì cũng không đủ lượng kháng thể phòng bệnh uốn ván.
2. Miễn dịch chủ động nhân tạo:
Đưa vacxin vào cơ thể để gây miễn dịch tạo kháng thể chống lại bệnh uốn ván là phương pháp gây miễn dịch chủ động có hiệu lực nhất phòng bệnh uốn ván.
Năm 1974, TCYTTG đưa ra chương trình tiêm chủng mở rộng phòng 6 bệnh truyền nhiễm cho trẻ em trong đó có bệnh uốn ván.
Từ năm 1987, chương trình tiêm chủng mở rộng toàn cầu khuyến cáo rằng dùng vacxin TT tiêm cho phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ để tiến tới loại trừ uốn ván sơ sinh.
3. Miễn dịch thụ động:
Ngày nay, người ta dùng huyết thanh kháng độc tố uốn ván sản xuất từ huyết thanh ngựa đã gây miễn dịch bằng giải độc tố uốn ván để phòng bệnh uốn ván (trong thời gian ngắn cần ngay một lượng lớn kháng thể đủ khả năng chống uốn ván).
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh