Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khò khè, ọc sữa và thức ăn ở trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ nếu không được khám và điều trị sớm có thể dẫn đến tình trạng còi cọc, suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ cũng như những biến chứng xấu cho hệ tiêu hóa.
Theo đúng quy luật tự nhiên, khi ăn, thức ăn sẽ qua đường miệng vào thực quản và xuống dạ dày. Tại điểm nối giữa thực quản và dạ dày có cơ hoành và cơ vòng, hai cơ này có chức năng đóng – mở thực quản giúp thức ăn đi từ thực quản xuống dạ dày một cách dễ dàng và khi thức ăn đã xuống đến dạ dày, dạ dày co bóp, nghiền trộn thức ăn, thức ăn sẽ không bị đẩy ngược trở lại thực quản.
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn đi ngược từ dạ dày lên thực quản gây nên tình trạng nôn, trớ, khò khè, sặc gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn đi ngược từ dạ dày lên thực quản gây nên tình trạng nôn, trớ, khò khè, sặc gây nguy hiểm đến tính mạng.
-Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, dạ dày nằm ngang, cao hơn so với người lớn và các cơ thắt ở hai đầu dạ dày hoạt động chưa ổn định.
-Đặc tính của thức ăn chủ yếu dạng lỏng (sữa mẹ hoặc sữa công thức).
-Tư thế bú của trẻ và sau khi bú không đúng cách.
-Trẻ gặp phải vấn đề ở dạ dày thực quản, dị ứng đạm của sữa bò, trẻ em bị bại não, viêm dạ dày, nhiễm trùng toàn thân…
Khi thấy trẻ có những triệu chứng nêu trên, cha mẹ cần chủ động đưa con đến bệnh viện có chuyên khoa hô hấp để được thăm khám và chẩn đoán xem là bị trào ngược dạ dày thực quản sinh lý hay bệnh lý, từ đó có biện pháp xử trí phù hợp.
Tư thế bú không đúng cách có thể khiến trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản.
-Giúp trẻ ợ hơi sau bú.
-Kê đầu giường cao.
-Giảm các yếu tốt làm tăng áp lực lên ổ bụng như bế thả lỏng, không mặc quần áo quá chật….
-Làm đặc thực ăn như thêm bột vào sữa ở trẻ bú bình.
-Chia nhỏ bữa ăn để trẻ không ăn quá no
-Áp dụng các phương pháp điều trị trào ngược sinh lý để giảm triệu chứng.
-Điều trị bằng thuốc như prokinetic, H2RA, ức chế bơm proton cho trẻ..
-Điều trị ngoại khoa khi trẻ không đáp ứng các biện pháp nội khoa, trẻ có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, ngất…
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh