✴️ Viêm phổi cấp ở trẻ sơ sinh thường gặp ở trẻ em

Nội dung

Bệnh viêm phổi cấp ở trẻ sơ sinh rất khó chẩn đoán. Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi và trẻ sơ sinh, trẻ nhẹ cân.


Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi cấp ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có cấu trúc cơ quan hô hấp chưa phát triển. Các khoang đầu họng, lòng thanh quản đều hẹp, tổ chức đàn hồi kém phát triển, sụn còn mềm nên dễ biến dạng. Niêm mạc mũi mỏng, mịn, giàu mạch máu và bạch mạch. Chức năng bảo vệ niêm mạc mũi với khả năng sát khuẩn, miễn dịch rất kém. Do đó, trẻ sơ sinh rất dễ bị viêm từ các đường tai, mũi, họng.

benh-viem-phoi-cap-o-tre-so-sinh

Bệnh viêm phổi cấp ở trẻ sơ sinh rất khó chẩn đoán.

Màng phổi của trẻ sơ sinh còn rất mỏng, khoang màng phổi cũng dễ bị thay đổi vì lá thành dính vào lồng ngực không chắc nên dễ bị tràn dịch màng phổi làm chèn ép và chuyển dịch những cơ quan, gây rối loạn tuần hoàn rất nghiêm trọng.

 

Biểu hiện bệnh viêm phổi cấp ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị viêm phổi cấp thường có triệu chứng bỏ bú, mệt mỏi, quấy khóc; Da xanh, sốt cao hoặc hạ thân nhiệt, khó thở; Thở nhanh và không đều, có hiện tượng rút lõm lồng ngực; Tím tái (biểu hiện bệnh nặng).

benh-viem-phoi-cap-o-tre-so-sinh2

Trẻ sơ sinh bị viêm phổi cấp thường có triệu chứng bỏ bú, mệt mỏi, quấy khóc; Da xanh, sốt cao hoặc hạ thân nhiệt, khó thở; Thở nhanh và không đều, có hiện tượng rút lõm lồng ngực; Tím tái (biểu hiện bệnh nặng).

 

Điều trị bệnh viêm phổi cấp ở trẻ sơ sinh

  • Chống suy hô hấp: Tại bệnh viện trẻ sẽ được hút đờm rãi, thở ôxy… tuỳ theo mức độ suy thở.

  • Chống nhiễm trùng: Dùng kháng sinh phổi hợp 2 loại, phổ rộng, có hiệu quả với cả chủng vi khuẩn Gr (-) và Gr (+). Cần dùng đủ liều cần thiết và nên tiêm đường tĩnh mạch.

Ngoài ra, để phòng bệnh, các bậc phụ huynh cần bảo đảm giữ ấm cho trẻ; chăm sóc, cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn để tăng sức đề kháng; Giữ vệ sinh cho trẻ, người chăm sóc phải rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ để trẻ không bị lây nhiễm vi khuẩn; Dụng cụ để chăm sóc trẻ như cốc, thìa, chăn, áo, tã… phải sạch, khô, vô trùng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top