Viêm phổi là một thuật ngữ chung dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm phổi do nhiều tác nhân khác nhau (vi rút, vi khuẩn, nấm và kí sinh trùng). Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp tác nhân gây bệnh là vi rút, bao gồm adenovirus, rhinovirus, vi rút cúm, vi rút hợp bào đường hô hấp (RSV), human metapneumovirus và vi rút á cúm (gây viêm thanh khí phế quản cấp).
Thông thường, viêm phổi khởi phát sau khi nhiễm trùng đường hô hấp trên (viêm mũi, họng) với các triệu chứng xuất hiện sau 2-3 ngày. Dịch tiết, xác bạch cầu và những tế bào biểu mô đường hô hấp bong ra kết hợp lại với nhau trong đường dẫn khí ở phổi, làm bít tắc những đường dẫn khí nhỏ và làm cho trẻ khó thở.
Những triệu chứng khác nhau tùy thuộc độ tuổi mắc bệnh và tác nhân gây bệnh, thường bao gồm:
Nếu viêm phổi ở phần thấp gần với bụng, trẻ có thể sốt và đau bụng hoặc nôn mửa mà không có vấn đề về hô hấp. Trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn thường tiến triển nặng nhanh chóng, khởi phát với sốt cao đột ngột và ít khi thở nhanh.
Trẻ bị viêm phổi do vi rút thường có triệu chứng xuất hiện từ từ và ít trầm trọng, tuy nhiên khò khè xuất hiện nhiều. Một vài triệu chứng có ý nghĩa chỉ điểm tác nhân gây bệnh quan trọng. Ví dụ, viêm phổi do Mycoplasma ở trẻ lớn thường có đau họng, đau đầu và ban trên da bên cạnh những triệu chứng thông thường.
Ở trẻ nhỏ, viêm phổi do Chlamydia có thể gây viêm kết mạc với mệt nhẹ và không sốt. Khi viêm phổi là do vi khuẩn ho gà, trẻ có thể có cơn ho kéo dài, xanh do thiếu hụt oxy hoặc phát ra tiếng ho như gà cổ điển khi cố gắng hít thở.
Khoảng thời gian phơi nhiễm với tác nhân cho đến khi khởi bệnh rất thay đổi, phụ thuộc vào chủng vi khuẩn hoặc vi rút gây bệnh (vi rút hợp bào đường hô hấp: 4 -6 ngày, vi rút cúm: 18-72 giờ).
Nếu được điều trị, hầu hết viêm phổi do vi khuẩn sẽ khỏi trong vòng 1-2 tuần, dù vậy đôi khi cũng mất 4-6 tuần bệnh mới lành hẳn. Đối với tác nhân vi rút thì thời gian này có thể lâu hơn.
Viêm phổi do tác nhân vi khuẩn và vi rút có thể lây lan. Chúng thường được tìm thấy trong dịch tiết ở mũi miệng của người cảm nhiễm, do vậy mầm bệnh có thể phát tán khi người đó ho hay hắt hơi. Bên cạnh đó việc dùng chung ly uống nước và chén bát, tiếp xúc thường ngày hay với khăn tay của người mắc bệnh cũng có thể làm phát tán mầm bệnh.
Một số type vi khuẩn có thể dự phòng được bằng vắc xin. Trẻ em thường được chủng ngừa vắc xin dự phòng Haemophilus influenzae và ho gà vào lúc 2 tháng tuổi. Hiện tại đã có vắc xin dự phòng phế cầu-tác nhân vi khuẩn thường gặp gây viêm phổi.
Những trẻ mắc một số bệnh lý mạn tính có nguy cơ nhiễm một số tác nhân viêm phổi nhất định có thể cần thêm một số vắc xin hoặc liệu pháp miễn dịch bảo vệ (Bệnh mạn tính: bệnh tiến triển hoặc thoái lui và tiếp tục tái lại). Vắc xin cúm được khuyến cáo cho trẻ từ 6 tháng cho đến 19 tuổi, đặc biệt với trẻ có bệnh lý mạn tính như rối loạn chức năng tim, phổi hoặc hen phế quản.
Trẻ sinh non có thể cần điều trị bảo vệ chống lại RSV tạm thời vì nó có thể dẫn đến viêm phổi ở trẻ nhỏ-lứa tuổi có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.
Bác sĩ có thể kê kháng sinh nhằm dự phòng viêm phổi ở trẻ có phơi nhiễm với một số típ vi khuẩn gây viêm phổi nhất định, như là ho gà. Trẻ nhiễm HIV có thể được cho kháng sinh dự phòng viêm phổi do Pneumocystis jirovecii.
Thuốc kháng vi rút hiện tại cũng đã được đưa vào sử dụng nhằm dự phòng một vài típ vi rút gây viêm phổi hoặc làm giảm mức độ trầm trọng của triệu chứng.
Nhìn chung, viêm phổi không hay lây lan, nhưng nhiễm trùng đường hô hấp trên do vi khuẩn và vi rút có thể dẫn đến viêm phổi. Vì vậy tốt nhất hãy giữ trẻ em tránh xa khỏi những người có dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp (ngạt mũi hay sổ mũi, đau họng, ho,…).
Nếu có người trong nhà bạn có dấu hiệu viêm nhiễm đường hô hấp, hãy đảm bảo người đó không dùng chung ly uống nước hay chén bát với những người còn lại, rửa tay thường xuyên, đặc biệt khi chạm vào vật dụng bẩn hoặc khăn tay nhiễm bẩn.
Hãy gọi cho bác sĩ ngay khi con bạn có triệu chứng của viêm phổi, đặc biệt khi bé có những dấu hiệu sau:
Bác sĩ thường kết luận trẻ viêm phổi sau khi tiến hành những thăm khám về lâm sàng và xét nghiệm: tình trạng chung, kiểu thở, dấu hiệu sống, nghe phổi, x-quang phổi, xét nghiệm máu và đôi khi cấy tìm vi khuẩn trong dịch tiết khi trẻ ho.
Trong đa số trường hợp, viêm phổi được điều trị bằng kháng sinh đường uống tại nhà. Loại kháng sinh dùng phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh. Trong vài trường hợp, một vài thành viên trong gia đình được điều trị dự phòng lây nhiễm bệnh.
Trẻ được điều trị tại bệnh viện trong trường hợp tác nhân gây bệnh là vi khuẩn ho gà, hoặc vi khuẩn khác nhưng gây sốt cao và khó thở, hoặc nếu trẻ:
Điều trị tại viện có thể gồm kháng sinh tĩnh mạch và hỗ trợ hô hấp. Những trường hợp nặng cần được điều trị trong đơn vị chăm sóc chuyên sâu.
Người bệnh cần được nghỉ ngơi và uống nhiều nước để cơ thể chống chọi với căn bệnh.
Nếu trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn và bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, dùng đủ thuốc theo đúng lịch trình theo chỉ dẫn. Điều đó không chỉ giúp trẻ lành bệnh nhanh hơn mà còn đề phòng sự lây lan của vi khuẩn đến các thành viên gia đình. Nếu trẻ khò khè bác sĩ có thể cho dùng thêm khí dung.
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống thuốc giảm ho vì sẽ làm mất đi cơ chế thanh thải dịch tiết ở phổi. Thuốc ho không kê đơn không được khuyến cáo ở trẻ dưới 6 tuổi.
Kiểm tra nhiệt độ cho trẻ ít nhất 1 lần vào mỗi buổi sáng và buổi tối, hỏi ý kiến bác sĩ nếu trẻ sốt trên 38.9°C hoặc trên 38°C ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Kiểm tra màu sắc da ở đầu chi và môi trẻ để đảm bảo hồng hào. Hỏi ý kiến bác sĩ nếu trẻ xanh hoặc tím ở đầu chi hoặc môi, một dấu hiệu cho thấy phổi hoạt động kém, không cung cấp đủ lượng oxy cho cơ thể.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh