Khi được hỏi âm thanh khiến cho bạn khó chịu nhất là gì? Một số người đã trả lời đó là tiếng nhấn bút của đồng nghiệp ở văn phòng. Có một số người cực kỳ ghét tiếng nhấn bút, họ gần như phát điên lên với tiếng ồn này. Không phải là những người này khó tính gì đâu mà thực sự trong não bộ của họ có thể có những bất thường
Nhưng người có dấu hiệu đó người ta gọi là hội chứng “dị ứng với tiếng ồn”. Những người này coi một số âm thanh là kẻ thù không đội trời chung với mình nhất là những âm thanh có cường độ nhỏ nhưng lặp đi lặp lại rất nhiều lần chẳng hạn như tiếng nhai chóp chép hoặc tiếng thở hoặc tiếng bấm bút liên tục. Khi nghe thấy những tiếng này người mắc hội chứng “misophonia” ngay lập tức phản ứng dữ dội lại.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành chụp não của 20 người bị hội chứng “misophonia” và so sánh với 22 người khỏe mạnh, và phát hiện ra những người mắc chứng “dị ứng với tiếng ồn” có sự bất thường trong việc kiểm soát các cảm xúc khiến não bộ quá tải khi họ nghe thấy những âm thanh kích thích.
Các hình ảnh chụp não cũng cho thấy các hoạt động não bộ của người mắc chứng trên có liên quan đến các mô hình kết nối khác nhau ở thùy trán. Khu vực này thường ngăn chặn những phản ứng bất thường bùng phát của cơ thể với âm thanh. Ngoài việc có những cử chỉ bùng phát mạnh mẽ thì ở những người mắc bệnh thường có nhịp tim tăng nhanh và đổ mồ hôi nhiều hơn khi nghe thấy những âm thanh kích thích.
Những phát hiện này có thể giúp đưa đến nhưng phương pháp điều trị đúng cho trình trạng này. Nghiên cứu này cũng là một gợi ý cho các bác sỹ thực hành lâm sàng tìm những thay đổi tương tự trong não của những hội chứng liên quan đến “phản ứng cảm xúc bất thường”.
Đánh giá đầy đủ những khác biệt trong cấu trúc và chức năng của não bộ của những bệnh nhân mắc chứng misophonia có ý nghĩa rất quan trọng, giúp các bác sỹ khẳng định, chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh