✴️ Những quan điểm của WHO về COVID-19

1. COVID-19 là gì?

COVID-19 là bệnh do một loại coronavirus mới có tên là SARS-CoV-2 gây ra. WHO lần đầu tiên biết đến loại vi rút mới này vào ngày 31 tháng 12 năm 2019, sau một báo cáo về một nhóm các trường hợp ‘viêm phổi do vi rút’ ở Vũ Hán – Trung Quốc .

Bệnh Coronavirus (COVID-19) là một bệnh truyền nhiễm do một loại coronavirus mới phát hiện gây ra với mức độ nguy hiểm và khả năng lây lan trên diện rộng nhanh chóng.

2. Các triệu chứng của COVID-19

Các triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19 là:

  • Sốt
  • Ho khan
  • Mệt mỏi

Các triệu chứng của bệnh COVID-19 nghiêm trọng bao gồm:

  • Khó thở;
  • Ăn mất ngon;
  • Sự hoang mang;
  • Đau dai dẳng hoặc áp lực ở ngực;
  • Nhiệt độ cao (trên 38°C).

3. Điều gì xảy ra với những người bị nhiễm COVID-19?

Các biến chứng dẫn đến tử vong có thể bao gồm suy hô hấp, hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng, huyết khối tắc mạch hoặc suy các cơ quan, bao gồm tổn thương tim, gan hoặc thận.

Trong một số trường hợp, trẻ em có thể bị và gia tăng hội chứng viêm nhiễm nặng vài tuần sau khi bị nhiễm trùng.

4. Ai có nguy cơ bị bệnh nặng và ảnh hưởng lâu dài của COVID-19?

Những người từ 60 tuổi trở lên và những người có bệnh lý nền hoặc mạn tính như huyết áp cao, các vấn đề về tim và phổi, tiểu đường, béo phì hoặc ung thư, có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn.

Tuy nhiên, bất kỳ ai thuộc mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh với COVID-19 và bệnh nặng hoặc dẫn tới tử vong.

Một số người đã bị COVID-19, cho dù họ đã được điều trị khỏi bệnh vẫn tiếp tục gặp các triệu chứng, bao gồm; mệt mỏi, các triệu chứng về hô hấp và thần kinh.

Ai có nguy cơ bị bệnh nặng và ảnh hưởng lâu dài của COVID-19

5. Xét nghiệm để xác định nhiễm COVID-19

Trong hầu hết các tình huống, xét nghiệm phân tử được sử dụng để phát hiện SARS-CoV-2 và xác nhận nhiễm trùng. Phản ứng chuỗi polymerase (PCR) là xét nghiệm phân tử được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Mẫu được thu thập từ mũi hoặc cổ họng bằng tăm bông. Các xét nghiệm phân tử phát hiện vi rút trong mẫu bằng cách khuếch đại biểu hiện sự di truyền của vi rút đến mức có thể phát hiện được. Vì lý do này, xét nghiệm phân tử được sử dụng để xác nhận tình trạng nhiễm trùng đang hoạt động, thường trong vòng vài ngày sau khi tiếp xúc và khoảng thời gian mà các triệu chứng có thể bắt đầu.

6. Các Test kiểm tra nhanh xác định nhiễm COVID-19

Các xét nghiệm kháng nguyên nhanh (đôi khi được gọi là xét nghiệm chẩn đoán nhanh – RDT) phát hiện các protein của virus (được gọi là kháng nguyên). Mẫu được thu thập từ mũi hoặc cổ họng bằng tăm bông. Các xét nghiệm này rẻ hơn PCR và sẽ cho kết quả nhanh hơn, mặc dù phương pháp này thường kém chính xác hơn. Các xét nghiệm test nhanh tạo ra ưu điểm tốt nhất khi sử dụng trong bước sàng lọc và phân loại ở cộng đồng dân cư đông người để đánh giá.

7. Sự khác biệt giữa cách ly và kiểm dịch là gì?

Cả cách ly và kiểm dịch đều là những phương pháp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

Cách ly được sử dụng cho bất kỳ ai đã tiếp xúc với người bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2, cho dù người đó có triệu chứng hay không. Cách ly có nghĩa là  tách biệt khỏi  cộng đồng vì đã tiếp xúc với người nhiễm vi rút  (F0) hoặc có nguy có nhiễm vi rút (F1, F2) và vì vậy bạn cũng có có thể bị nhiễm vi rút. Hiện nay chính phủ Việt Nam thực hiện phân loại người có nguy cơ nhiễm vi rút thành F1, F2, F3  cũng như quy định thời gian và điều kiện cách ly tương ứng.

Kiểm dịch được sử dụng cho những người có các triệu chứng COVID-19 hoặc những người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút. Những người này bắt buộc phải được cách ly và điều trị tại cơ sở y tế chuyên biệt theo quy định của cơ quan y tế.

8. Mất bao lâu để các triệu chứng biểu hiện rõ ràng?

Thời gian từ khi tiếp xúc với COVID-19 đến khi xuất hiện các triệu chứng trung bình là 5-6 ngày và có thể từ 1-14 ngày (thậm chí là 21 ngày). Đây là lý do tại sao những người đã tiếp xúc với vi rút được khuyến cáo nên ở nhà và tránh xa những người khác, trong 14 ngày (hiện nay có nơi quy định là 21 ngày), để ngăn chặn sự lây lan của vi rút, đặc biệt là những nơi không dễ dàng xét nghiệm.

9. Phương pháp điều trị COVID-19

Các nhà khoa học trên khắp thế giới đang nỗ lực tìm kiếm và phát triển các phương pháp điều trị COVID-19.

Biện pháp chăm sóc và hỗ trợ tối ưu nhất bao gồm: thở oxy cho những bệnh nhân bị bệnh nặng và những người có nguy cơ mắc bệnh nặng; hỗ trợ việc hô hấp nâng cao như thông khí cho những bệnh nhân nặng.

Thuốc Dexamethasone có thể giúp giảm thời gian thở máy và cứu sống những bệnh nhân bị bệnh nặng và nguy kịch.

Kết quả từ Thử nghiệm của WHO chỉ ra rằng phác đồ remdesivir, hydroxychloroquine, lopinavir / ritonavir và interferon cho thấy rằng dường như các loại thuốc này ít hoặc hầu như không ảnh hưởng đến việc giảm tỷ lệ tử vong trong 28 ngày hoặc quá trình nhập viện của COVID-19 ở những bệnh nhân nhập viện.

WHO không khuyến nghị không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc kháng sinh, như một biện pháp phòng ngừa hoặc chữa bệnh cho COVID-19. WHO đang phối hợp  để phát triển các phương pháp điều trị COVID-19 và sẽ tiếp tục cung cấp thông tin mới khi có đầy đủ.

Máy trợ thở đang là thiết bị tối cần thiết để chăm sóc, cứu chữa cho bệnh nhân COVID-19 nặng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top