Kỹ thuật mang khẩu trang
Bước 1: Đặt khẩu trang che kín mũi miệng và cằm; thanh kim loại để ngang qua sống mũi, nếp gấp khẩu trang theo chiều xuống, dây chun nằm phía trong, mặt thấm tiếp xúc với người đeo, mặt không thấm nằm bên ngoài.
Bước 2: Buộc dây trên và dây dưới phía sau đầu hoặc quàng dây qua tai.
Bước 3: Dùng ngón tay của hai bàn tay miết thanh kim loại cho ôm sát sống mũi hai bên.
Bước 4: Điều chỉnh vành khẩu trang sao cho khít với khuôn mặt.
Bước 5: Kiểm tra hít vào xem không khí có được lọc qua khẩu trang hay không và thở ra xem có khí thoát ra ngoài qua các khe hở không. Nếu mang kính mà kính bị mờ là dấu hiệu mang khẩu trang chưa đúng kỹ thuật.
Cách tháo khẩu trang y tế và mặt nạ phòng độc
Khi tháo khẩu trang không sờ vào mặt ngoài khẩu trang. Tháo dây cột khẩu trang và bỏ khẩu trang vào thùng chất thải lây nhiễm (hình 4).
a.Mang khẩu trang và mặt nạ phòng độc
b.Tháo khẩu trang và mặt nạ phòng độc
Hình 4. Cách mang và tháo khẩu trang và mặt nạ phòng độc
(Nguồn: Tài liệu kiểm soát nhiễm khuẩn - Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, 2012)
Sử dụng kính bảo hộ, mạng che mặt
Khi nào sử dụng kính bảo hộ
Mang kính bảo hộ, mạng che mặt khi làm các thủ thuật có nguy cơ bắn toé máu và dịch vào mắt như: đỡ đẻ, phá thai, đặt nội khí quản, hút dịch, nhổ răng.
Cách mang kính bảo hộ
Đặt kính hoặc mạng che mặt lên mặt và mặt và điều chỉnh sao cho vừa khít. (Hình 5).
Cách tháo kính bảo hộ
Không sờ vào mặt ngoài của kính hoặc mạng che mặt. Dùng tay nắm vào quai kính hoặc mạng. Bỏ vào thùng rác hoặc vào thùng quy định để xử lý lại (Hình 5).
a.Cách mang kính/mạng che mặt
b.Cách tháo kính/mạng che mặt
Hình 5. Cách mang và tháo kính/ mạng che mặt
(Nguồn: Tài liệu kiểm soát nhiễm khuẩn - Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, 2012)
Mặc áo bảo hộ, tạp dề
Lựa chọn áo bảo hộ, tạp dề
Mang áo bảo hộ tạp dề không thấm nước khi làm các thủ thuật dự đoán có máu và chất tiết của người bệnh có thể bắn lên đồng phục nhân viên y tế. Ví dụ khi thực hiện các thủ thuật xâm lấn như rửa dạ dày, đặt nội khí quản, giải phẫu tử thi, cọ rửa dụng cụ y tế, thu gom đồ vải dính máu.
Cách mặc áo bảo hộ
Mặc áo bảo hộ phủ từ cổ đến chân, từ tay đến cổ tay và phủ ra sau lưng. Cột dây ở cổ và eo.
Cách tháo áo bảo hộ
Không sờ vào mặt trước và tay áo.
Tháo dây cổ, dây eo, kéo áo choàng từ mỗi vai hướng về phía tay cùng bên
Cho mặt ngoài vào trong, đưa áo choàng xa cơ thể, cuộn lại và bỏ vào thùng chất thải lây nhiễm (Hình 6).
a.Cách mặc áo choàng b. Cách tháo áo choàng
Hình 6. Cách mặc và tháo áo bảo hộ
(Nguồn: Tài liệu kiểm soát nhiễm khuẩn - Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, 2012)
CÁCH THỨC HO/ VỆ SINH HÔ HẤP
Mục đích
Ngăn ngừa nhiễm khuẩn chéo đường hô hấp.
Ngăn ngừa cho bàn tay không bị nhiễm khuẩn.
Áp dụng
Trong thời gian có dịch bệnh lây theo đường hô hấp, những người có triệu trứng bệnh đường hô hấp cần phải áp dụng các biện pháp kiểm soát nguồn lây bệnh qua đường hô hấp và đường tiếp xúc.
Thực hiện quy tắc vệ sinh hô hấp/cách thức ho
Quản lý tất cả các người bệnh có các triệu chứng về đường hô hấp trong giai đoạn có dịch, cung cấp khẩu trang y tế, các phương tiện sát khuẩn tay ở những khu vực khám và điều trị cho người bệnh có các triệu chứng hô hấp.
Tại khu vực tiếp nhận bệnh cần có hệ thống cảnh báo và hướng dẫn để phân luồng người bệnh có các triệu chứng về đường hô hấp.
Mọi người bệnh có các triệu chứng về đường hô hấp đều phải tuân thủ theo các quy tắc về vệ sinh hô hấp và vệ sinh khi ho như sau:
Che miệng mũi bằng khăn và bỏ khăn trong thùng chất thải hoặc giặt lại nếu tái sử dụng, vệ sinh tay ngay sau đó. Dùng mặt trong khuỷu tay để che khi ho nếu không có khăn, không dùng bàn tay.
Mang khẩu trang y tế.
Vệ sinh tay ngay sau khi tiếp xúc với chất tiết.
Giữ khoảng cách thích hợp với người khác để phòng ngừa lây bệnh theo đường giọt bắn.
Quy tắc sắp xếp người bệnh
Nên sắp xếp người bệnh không có khả năng kiểm soát chất tiết, chất bài tiết, dịch dẫn lưu vào phòng riêng (đặc biệt trẻ em có bệnh đường hô hấp, tiêu hóa).
Sắp xếp người bệnh dựa vào các nguyên tắc:
Đường lây truyền của tác nhân gây bệnh.
Yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh.
Khả năng mắc nhiễm khuẩn bệnh viện.
XỬ LÝ DỤNG CỤ Y TẾ ĐỂ DÙNG LẠI
Giải thích từ ngữ
Tiệt khuẩn (Sterilization): là quá trình diệt hoặc loại bỏ tất cả các dạng của vi sinh vật sống bao gồm cả bào tử vi khuẩn.
Khử khuẩn (Disinfection): là quá trình loại bỏ hầu hết hoặc tất cả vi sinh vật gây bệnh trên dụng cụ nhưng không diệt bào tử vi khuẩn.
Khử khuẩn mức độ cao (High-level disinfection): là quá trình diệt toàn bộ vi sinh vật và một số bào tử vi khuẩn.
Khử khuẩn mức độ trung bình (Intermediate-level disinfection): là quá trình diệt được M. tuberculosis, vi khuẩn sinh dưỡng, virus và nấm, nhưng không diệt được bào tử vi khuẩn.
Khử khuẩn mức độ thấp (Low-level disinfection): là quá trình diệt được các vi khuẩn thông thường như một vài virus và nấm, không diệt được bào tử vi khuẩn.
Làm sạch (Cleaning): là quá trình sử dụng biện pháp cơ học và hóa học để loại bỏ những tác nhân nhiễm khuẩn và chất hữu cơ bám trên dụng cụ, nhưng không diệt/loại bỏ được hết các tác nhân nhiễm khuẩn.
Phân loại dụng cụ và phương pháp tiệt khuẩn/khử khuẩn của Spaudling
Bảng 3. Phân loại Spaulding
(Nguồn: Quyết định 3671/QĐ-BYT về việc phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn -Bộ Y tế, 2012)
Bảng 4. Các phương pháp khử khuẩn/tiệt khuẩn và áp dụng
(Nguồn: Quyết định 3671/QĐ-BYT về việc phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn -Bộ Y tế, 2012)
Lựa chọn hóa chất khử khuẩn mức độ cao
Bảng 5. Lựa chọn hóa chất khử khuẩn mức độ cao
Ghi chú: Hằng ngày cần làm test đánh giá hiệu lực diệt khuẩn của dung dịch hóa chất khử khuẩn mức độ cao.
(Nguồn: Quyết định 3671/QĐ-BYT về việc phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn -Bộ Y tế, 2012)
Lựa chọn hóa chất tiệt khuẩn
Bảng 6. Các hóa chất có thể sử dụng để ngâm tiệt khuẩn dụng cụ nội soi
(Nguồn: Quyết định 3671/QĐ-BYT về việc phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn -Bộ Y tế, 2012)
Bảng 7. Tiêu chuẩn chọn lựa hóa chất khử khuẩn
(Nguồn: Quyết định 3671/QĐ-BYT về việc phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn - Bộ Y tế, 2012)
Kiểm soát chất lượng tiệt khuẩn
Giám sát các thông số hoạt động của máy tiệt khuẩn: Nhiệt độ, áp suất và thời gian tiệt khuẩn.
Giám sát tình trạng của máy, hệ thống cửa, các đường dẫn hơi, đường dẫn nước phải kín tuyệt đối.
Sổ ghi chép và dán nhãn các gói dụng cụ đã tiệt khuẩn: Thông tin bao gồm số lô, ngày giờ tiệt khuẩn, nhiệt độ tiệt khuẩn, người vận hành máy.
Kiểm tra tình trạng của các chất chỉ thị đánh giá chất lượng tiệt khuẩn khi sử dụng: Các chất chỉ thị sinh học có chứa bào tử vi khuẩn, nếu bào tử bị tiêu diệt là bằng chứng dụng cụ đã được tiệt khuẩn hoặc các băng chỉ thị hóa học khi đã đổi màu theo quy định của nhà sản xuất.
Bảo quản dụng cụ vô khuẩn
Giữ tất cả dụng cụ đã tiệt khuẩn trong bao gói nguyên vẹn.
Lưu giữ dụng cụ tiệt khuẩn trên giá hoặc trong tủ sạch và khô: Gói dụng cụ để cách tường/thành tủ, tủ dụng cụ cách trần nhà 50 cm và cách sàn nhà 20 cm để tránh bị ẩm, tủ đụng dụng cụ phải khô và có cửa để tránh bụi.
Kiểm tra hàng ngày để phát hiện các gói dụng cụ đã quá hạn sử dụng.
Các hộp, gói dụng cụ tiệt khuẩn cần được để tách khỏi mặt đất.
Không để các dụng cụ khác lên trên hộp, gói dụng cụ vô khuẩn.
Thời hạn sử dụng các dụng cụ tiệt khuẩn
Dụng cụ được tiệt khuẩn bằng hấp ướt và được bọc trong túi vải nguyên vẹn thì thời hạn sử dụng tối đa là 72 giờ trong điều kiện nhiệt độ phòng bảo quản là 25°C. Nếu đóng gói trong các túi tiệt khuẩn tiêu chuẩn và bao túi nguyên vẹn thì có thể dùng trong thời gian 1 tháng.
Tất cả dụng cụ tiệt khuẩn đựng trong các bao đóng gói đã bị hư hại, ẩm ướt cần tiệt khuẩn lại.
Những gói dụng cụ đã mở ra nhưng sử dụng không hết thì sau một ngày phải đem đi tiệt khuẩn lại.
XỬ LÝ ĐỒ VẢI
Quy định chung về phân loại và thu gom đồ vải
Đồ vải phải được thu gom và chuyển xuống nhà giặt trong ngày.
Đồ vải của người bệnh được thu gom thành hai loại và cho vào túi riêng biệt: Đồ vải bẩn và đồ vải lây nhiễm (đồ vải dính máu, dịch, chất thải cơ thể.) Đồ vải lây nhiễm bỏ vào túi không thấm nước màu vàng. Buộc chặt miệng túi khi đầy 3/4 túi.
Không đánh dấu đồ vải của người bệnh HIV/AIDS để phân loại và giặt riêng.
Không giũ tung đồ vải khi thay hoặc khi đếm giao nhận đồ vải tại nhà giặt.
Không để đồ vải bẩn xuống sàn nhà hoặc để sang giường bên cạnh.
Không để đồ vải sạch lẫn với đồ vải bẩn.
Xe đựng đồ vải phải kín, phủ đồ vải phải giặt sạch sau mỗi lần chứa đồ vải bẩn.
Người thu gom đồ vải phải mang găng vệ sinh, tạp dề, khẩu trang.
Đồ vải phải được giặt theo các chương trình theo mức độ lây nhiễm, chất liệu.
Đồ vải sạch cần được bảo quản trong kho có đầy đủ giá, kệ hoặc trong tủ sạch.
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
Phân loại môi trường bề mặt
Phân loại theo mức độ ô nhiễm và hệ thống ký hiệu
Khu vực yêu cầu vô khuẩn cao (ký hiệu màu trắng)
Khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao (ký hiệu màu đỏ)
Khu vực có nguy cơ ô nhiễm trung bình (ký hiệu màu vàng)
Khu vực có nguy cơ ô nhiễm thấp (ký hiệu màu xanh)
Phân loại theo mức độ tiếp xúc và tần suất làm vệ sinh
Bề mặt tiếp xúc thường xuyên (điểm=3). Vệ sinh 1lần/ngày và khi cần
Bề mặt ít tiếp xúc (điểm=1). Vệ sinh hàng tuần và khi cần
Trình tự làm sạch
Từ khu vực ít ô nhiễm tới khu vực ô nhiễm nhiều nhất
Từ bề mặt ít tiếp xúc tới bề mặt tiếp xúc thường xuyên
Từ bề mặt cao tới bề mặt thấp
Từ trong ra ngoài.
Kỹ thuật làm sạch
Loại bỏ chất thải, bụi, mảnh vụn, chất bẩn nhìn thấy bằng mắt thường trước khi làm sạch/khử khuẩn. Sử dụng cây gom chất thải.
Giảm thiểu khuếch tán bụi hoặc chất ô nhiễm khác trong quá trình lau: Không dùng chổi trong khu bệnh phòng, khu văn phòng, không bật quạt trong khi gom chất thải, bụi, bẩn trước khi lau, không giũ, lắc tải/giẻ khi lau.
Sử dụng loại khăn lau dùng một lần. Nếu dùng nhiều lần thì phải giặt lại khăn/tải lau thường xuyên. Không nhúng khăn/giẻ bẩn vào dung dịch làm sạch/khử khuẩn. Sử dụng giẻ lau riêng cho từng khu vực và cho từng giường bệnh.
Thay dung dịch làm sạch/khử khuẩn theo khuyến cáo của nhà sản xuất, tăng tần suất thay dung dịch tại khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao; khi nhìn thấy đục, chất bẩn và ngay sau khi làm sạch máu/dịch cơ thể tràn trên bề mặt.
Yêu cầu chất lượng làm sạch:
Mọi bề mặt luôn sạch khi quan sát bằng mắt thường (không có bụi, vết bẩn, vết đánh dấu hoặc các chất ô nhiễm khác) và không có mùi khó chịu.
PHÂN LOẠI VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
Quy định phân loại chất thải y tế
Chất thải lây nhiễm
Chất thải lây nhiễm sắc nhọn
Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn
Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao
Chất thải giải phẫu
Chất thải nguy hại không lây nhiễm
Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;
Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất.
Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng.
Chất hàn răng amalgam thải bỏ
Chất thải nguy hại khác
Chất thải y tế thông thường
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;
Quy định phân loại, thu gom lưu giữ tạm thời tại các khoa phòng
Người làm phát sinh chất thải phải phân loại ngay tại nơi phát sinh theo các mã màu quy định.
Chất thải nguy hại và không nguy hại không được để lẫn với nhau trong quá trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ.
Mỗi loại chất thải được thu gom vào các thùng hoặc dụng cụ thu gom theo mã mầu quy định.
Thùng hoặc túi chứa chất thải không được chứa đầy quá 3/4. Khi đầy đến mức quy định, thùng sẽ được đóng kín để thu gom. Túi/thùng chứa phải được thay thế ngay sau khi thu gom. Túi nhựa không được phép dùng ghim dập để đóng kín mà phải được dùng dây buộc.
Các loại chất thải thu gom hàng ngày, với từng loại chất thải cần tính toán thời điểm thu gom phù hợp với việc phát sinh chất thải, tránh lưu lại lâu trong các khu vực.
Thời gian và tần suất thu gom theo lịch trình cố định phù hợp với lượng chất thải phát sinh tại mỗi khu vực trong cơ sở y tế. Tần suất thu gom tối thiểu mỗi ngày 1 lần hoặc thu gom ngay khi có yêu cầu.
Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải được xử lý sơ bộ tại nơi phát sinh trước khi thu gom, vận chuyển.
Quy định màu sắc
Màu vàng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm.
Màu đen đối với bao bì, dụng cụ chứa chất thải nguy hại không lây nhiễm.
Màu xanh đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế thông thường.
Màu trắng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải tái chế.
Quy định về biểu tượng chỉ loại chất thải
Túi, thùng màu vàng đựng chất thải lây nhiễm có biểu tượng nguy hại sinh học.
Túi, thùng màu đen đựng chất thải gây độc tế bào có biểu tượng chất gây độc tế bào kèm dòng chữ “CHẤT GÂY ĐỘC TẾ BÀO”.
Túi, thùng màu đen đựng chất thải phóng xạ có biểu tượng chất phóng xạ và có dòng chữ “CHẤT THẢI PHÓNG XẠ”.
Túi, thùng màu trắng đựng chất thải tái chế có biểu tượng chất thải có thể tái chế.
Hình 8. Một số biểu tượng chất thải trong các cơ sở y tế
(Nguồn: Tài liệu kiểm soát nhiễm khuẩn - Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, 2012)
Quy định lưu giữ tạm thời tại các khoa, phòng
Chất thải y tế phát sinh tại các khoa, phòng được lưu giữ tại các phòng chứa tạm thời trước khi được thu gom và vận chuyển đến kho lưu giữ. Mỗi khoa, phòng cần bố trí nơi lưu giữ tạm thời chất thải, có đủ phương tiện để lưu giữ tập trung các chất thải theo từng loại chất thải.
Nếu không có phòng chứa tạm thời, chất thải có thể được lưu giữ tại vị trí được chỉ định gần các khoa, phòng đó nhưng cách xa khu vực bệnh nhân và lối đi chung. Có thể lưu giữ tạm thời chất thải trong các thùng chứa kín, đặt trong các khoa, phòng đó.
BẢNG KIỂM
Phụ lục 1. Bảng kiểm quy trình vệ sinh tay thường quy
Phụ lục 2. Bảng kiểm quy trình mang khẩu trang
Phụ lục 3. Bảng kiểm quy trình mang găng
Chú ý: Găng tay trùm ra ngoài cổ tay áo choàng khi chăm sóc người bệnh.
Trong quá trình mang găng vô khuẩn, không được đụng vào mặt ngoài găng.
Phụ lục 4. Bảng kiểm vệ sinh bề mặt khoa phòng
Phụ lục 5. Bảng kiểm vệ sinh buồng phẫu thuật khi bắt đầu ngày làm việc
Phụ lục 6. Bảng kiểm vệ sinh buồng phẫu thuật giữa hai ca phẫu thuật
Phụ lục 7. Bảng kiểm vệ sinh buồng phẫu thuật khi kết thúc ngày làm việc
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh