✴️ Xử trí khi trẻ bị hạ đường huyết

Nội dung

Trẻ bị hạ huyết áp có thể gây nên biến chứng nguy hiểm ngưng thở thậm chí trẻ có thể bị co giật mạnh rồi chìm vào vô thức hôn mê li bì. Vì vậy cần hiểu biết về các dấu hiệu và cách xử trí khi trẻ bị hạ đường huyết.

 

Dấu hiệu cảnh báo trẻ bị hạ đường huyết

Thông thường, khi trẻ có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, trẻ khó tự nhận biết, cha mẹ nếu không để ý con kỹ sẽ bỏ qua những triệu chứng ban đầu cảnh báo dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Ở trẻ sơ sinh các triệu chứng thường không rõ nét cần có sự hỗ trợ của bác sĩ và máy móc thiết bị mới có thể chẩn đoán được. Với trẻ lớn hơn cha mẹ cần chú ý một số dấu hiệu sau:

Trẻ bị hạ đường huyết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe

Trẻ bị hạ đường huyết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe

 

Trước tiên, trẻ mắc bệnh hạ đường huyết thường run lên nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn, thân nhiệt cơ thể giảm xuống nhanh, da dẻ nhợt nhạt, lạnh có thể tím, giảm trương lực toàn thân. Ngoài ra, trẻ bị hạ đường huyết cũng có các biểu hiện nghiêm trọng như thở nhanh, nhịp thở gấp, mạnh. Một số trường hợp trẻ cũng có thể bị ngừng thở trong khoảng một thời gian ngắn. Nếu bệnh nặng trẻ có thể bị co giật mạnh rồi chìm vào trạng thái vô ý thức, hôn mê li bì.

 

Xử trí khi trẻ bị hạ đường huyết

Ngay khi trẻ có dấu hiệu hạ đường huyết cấp, các bậc phụ huynh cần ngay lập tức nâng cao độ đường trong máu bằng đường tiêu thụ, chẳng hạn như ăn kẹo, uống nước ép trái cây hoặc dùng thuốc trong máu, điều trị tình trạng cơ bản gây ra hạ đường huyết, để ngăn chặn nó tái diễn và điều trị các triệu chứng ban đầu.

Cho trẻ ăn đồ ngọt ngay khi trẻ có dấu hiệu hạ đường huyết

Cho trẻ ăn đồ ngọt ngay khi trẻ có dấu hiệu hạ đường huyết

 

Tùy thuộc vào các biểu hiện phát bệnh và độ tuổi mà chọn biện pháp sơ cứu, điều trị. Trường hợp trẻ sơ sinh hay trẻ lớn, có tình trạng thần kinh hư biến nhanh chóng, co giật, hôn mê cần sơ cứu co giật và đưa trẻ đến bệnh viện để trẻ được bác sĩ cấp cứu kịp thời đúng cách.

 

Phòng chống hạ đường huyết ở trẻ

Trường hợp trẻ sơ sinh có nguy cơ cao cần điều trị dự phòng hạ đường huyết cho trẻ một cách hệ thống như cho trẻ ăn hoặc bú sớm trong vòng 3-6 giờ sau đẻ. Đối với trẻ lớn hơn cần cho trẻ bú 8 bữa sữa mỗi ngày.

Để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do hạ đường huyết cấp ở trẻ, cha mẹ có thể tiến hành xét nghiệm đường máu có hệ thống bằng que thử trước mỗi bữa ăn, trong 3 ngày đầu nếu định lượng đường máu dưới 0,45g/l.

Hãy luôn kiểm soát đường huyết chặt chẽ, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra cho con yêu bố mẹ nhé.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top