Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ là tình trạng trẻ nôn ra máu và/hoặc đi cầu ra máu. Một số trẻ xuất huyết một cách kín đáo. Không thấy trẻ nôn hay đi cầu ra máu mà trẻ biểu hiện mệt mỏi, thiếu máu thiếu sắt, khi xét nghiệm phân mới phát hiện có máu. Một số trẻ còn có thể đau bụng mãn tính hoặc nôn mửa.
Một số trẻ nặng hơn có thể xuất huyết ồ ạt, đe dọa tính mạng, nôn ra máu tươi hoặc màu cà phê, đi cầu ra máu đỏ tươi, đỏ thẫm hay phân đen.
Xuất huyết tiêu hóa trẻ em chia thành xuất huyết tiêu hóa cao và xuất huyết tiêu hóa thấp.
Một số thức ăn và thuốc có thể làm thay đổi màu phân tương tự như máu vì vậy rất dễ gây nhầm lẫn với máu như:
Vì vậy các bà mẹ phải quan sát thật kĩ, thông báo với bác sĩ những loại thức ăn hoặc thuốc trẻ đang dùng gần đây. Tốt hơn hết là ghi lại hình ảnh phân của trẻ và đến gặp bác sĩ, họ sẽ giúp bạn xác định trẻ có bị xuất huyết tiêu hóa hay không.
Nếu trẻ đi ngoài có phân lẫn máu, đây có thể là dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa dưới. Phân có thể có máu đỏ tươi, máu bầm, máu lẫn với phân hay máu dính mặt ngoài của phân…
Trẻ có thể được làm một số xét nghiệm để khẳng định chắc chắn và tìm nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa:
Nôn ra máu thường là dấu hiệu của xuất huyết đường tiêu hóa trên. Trẻ có thể được nội soi dạ dày tá tràng để chẩn đoán tình trạng này.
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây xuất huyết tiêu hóa dưới ở trẻ. Táo bón hay đi ngoài phân cứng có thể gây ra vết rách ở hậu môn. Từ đó, gây chảy máu và xuất hiện máu trong phân của trẻ.
Dùng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc làm mềm phân có thể giúp trẻ đi cầu tốt hơn và giảm đau. Tuy nhiên về lâu dài, cần thay đổi chế độ ăn uống nhiều chất xơ và hình thành thói quen đi ngoài cho trẻ. Một số trẻ phải vật vã với cơn đau khi đi ngoài, nảy sinh tâm lý sợ đi vệ sinh. Trẻ né tránh và từ đó tình trạng táo bón của trẻ ngày càng nặng nề và kéo dài hơn.
Những vết loét trên niêm mạc của đường tiêu hóa là nguyên nhân phổ biến nhất gây xuất huyết tiêu hóa trên ở trẻ em.
Những vết loét này có thể hình thành do:
Trước khi gây ra triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa, các vết loét có thể gây ra đau ngực, nấc cụt, ợ hơi, đau bụng…
Đây là một mô còn sót lại trong ruột, không được biến đổi đúng cách khi hệ tiêu hóa của trẻ phát triển trong thời kì mang thai. Túi thừa này tiết acid bất thường. Từ đó, gây ra vết loét và chảy máu.
Trẻ em có thể bị viêm đại tràng, một nhiễm trùng do protein trong sữa công thức hoặc sữa mẹ gây ra. Hay gặp nhất là đạm sữa bò. Những protein này vừa có trong sữa công thức vừa có trong sữa mẹ do chế độ ăn của người mẹ.
Trẻ có thể kèm theo các triệu chứng: nôn, tiêu chảy, chán ăn…
Có thể do căng thẳng, nôn mửa quá nhiều, nhiễm trùng, một số loại thuốc kháng viêm hoặc một số bệnh rối loạn tự miễn như tiểu đường, bệnh tuyến giáp.
Trẻ em trong độ tuổi đi học có thể bị xuất huyết tiêu hóa do viêm ruột.
Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn là 2 loại viên ruột có thể gây đi cầu ra máu, sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi và chậm phát triển.
Trẻ em cũng có thể phát triển các khối tế bào nhỏ trong niêm mạc đại tràng gọi là polyp. Polyp thường do di truyền và không nghiêm trọng. Chỉ khi nó gây ra chảy máu thì mới phát hiện ra.
Hiện nay có thể loại bỏ polyp qua thủ tục nội soi cơ bản mà không cần đến phẫu thuật.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh