✴️ Abacavir Tablets USP 300 mg - Ấn Độ

Nội dung

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ.

Thuốc này chỉ dùng theo đơn bác sĩ.

ABACAVIR TABLETS USP 300 mg.

 

THÀNH PHẦN

Mỗi viên nén bao phim chứa abacavir sulfat tương đương abacavir 300 mg.

Tá dược: Cellulose vi tinh thể, silica keo khan, magnesi stearat, tinh bột natri glycolat, vàng opadry 03B82849.

 

CÁC ĐẶC ĐIỂM DƯỢC LỰC HỌC

Nhóm trị liệu dược: chất ức chế enzym sao chép ngược nucleosid (NRT]).

Mã ATC: J05AF06.

 

CƠ CHẾ TÁC DỤNG

Abacavir là một chất ức chế men sao chép ngược. Nó có khả năng ức chế có chọn lọc HIV-1 và HIV-2, kế cả HIV-1 giảm nhạy cảm với zidovudin, lamivudin, zalcitabin, didanosin hoặc nevirapin. Abacavir được chuyển hóa trong tế bào thành dạng hoạt động là carbovir 5’triphosphat (TP). Những nghiên cứu in vitro cho thấy cơ chế tác động của thuốc là ức chế men sao chép ngược của HIV, dẫn đến kết thúc chuỗi và làm gián đoạn quá trình sao chép của virus. Abacavir cũng thể hiện tác dụng hiệp đồng với nevirapin và zidovudin in vitro. Điều đó được thể hiện khi kết hợp thêm với didanosin, zalcitabin, lamivudin và stavudin.

 

KINH NGHIỆM SỬ DỤNG TRONG LÂM SÀNG

Việc khẳng định lợi ích của abacavir chủ yếu dựa trên các kết quả nghiên cứu được thực hiện trên bệnh nhân trưởng thành chưa từng được điều trị kháng retrovirus sử dụng liệu pháp abacavir 300 mg 2 lần mỗi ngày kết hợp với zidovudin và lamivudin.

 

UỐNG HAI LẦN (300MG) MỖI NGÀY

Liệu pháp đối với người trưởng thành chưa từng điều trị.

Ở người trưởng thành được điều trị bằng abacavir kết hợp với lamivudin và zidovudin, tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ virus dưới mức đo được (<400 bản sao/mL) xấp xỉ 70% (phân tích quá trình điều trị trong 48 tuần) với sự tăng tương ứng nồng độ tế bào CD4.

Một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù kép có đối chứng placebo ở người trưởng thành đã so sánh sự kết hợp abacavir với lamivudin và zidovudin với sự kết hợp indinavir, lamivudin và zidovudin. Do tỷ lệ cao của việc ngừng sớm (42% số bệnh nhân ngừng điều trị ngẫu nhiên ở tuần thứ 48), không có một kết luận chắc chắn nào về tương đương điều trị của các liệu pháp ở tuần 48. Mặc dù thấy có tác dụng kháng virus tương tự của hai liệu pháp chứa abacavir và indinavir trong số các bệnh nhân có nồng độ virus thấp dưới mức đo được (<400 bản sao/mL); theo phân tích trước điều trị (ITT), là 47% so với 49%; theo phân tích sau điều trị (AT), là 86% so với 94% tương ứng với kết hợp thuốc chứaabacavir va indinavir).

Trong một nghiên cứu đa trung tâm, mù kép có đối chứng (CNA30024), 654 bệnh nhân nhiễm HIV chưa từng điều trị kháng retrovirus được sử dụng ngẫu nhiên abacavir 300 mg hai lần mỗi ngày hoặc zidovudin 300 mg hai lần mỗi ngày, cả hai đều được kết hợp với lamivudin 150 mg hai lần mỗi ngày và efavirenz 600 mg một lần mỗi ngày. Thời gian điều trị mù kép là 48 tuần. Trong các đối tượng trước điều trị (ITT), 70% bệnh nhân thuộc nhóm abacavir, 69% bệnh nhân thuộc nhóm zidovudin có đáp ứng kháng virus đạt nồng độ < 50 bản sao/mL ở tuần thứ 48 (điểm đánh giá về khác biệt trong điều trị: 0,8; 95% CI- 6,3; 7,9). Theo phân tích sau điều trị (AT), sự khác biệt giữa hai phương pháp điều trị là rõ ràng hơn (88% ở nhóm abacavir, so với 95% ở nhóm zidovudin (điểm đánh giá về khác biệt trong điều trị: -6,8, 95% CI -11,8; -7.9). Tuy nhiên, cả hai phân tích là tương đồng với kết luận cả hai liệu pháp đều có tác dụng không thấp.

Liệu pháp đối với trẻ em chưa từng điều trị kháng retrovirus.

Trong một nghiên cứu so sánh không mù (có hoặc không có mù nelnavir) các kết hợp thuốc NRTI ở trẻ em, một tỷ lệ lớn được điều trị bằng abacavir và lamivudin (71%) hoae abacavir và zidovudin (60%) đạt được mức. nồng độ HIV1 RNA 400 bản sao/mL sau 48 tuần, so sánh với những trẻ em điều trị bằng lamivudin và zidovudin (47%) [p=0,09, theo phân tích trước điều trị). Tương tự, trẻ em được điều trị bằng kết hợp thuốc có chứa abacavir đạt tới nồng độ HIVI RNA 50 bản sao/mL sau 48 tuần chiếm tỷ lệ lớn hơn (53%, 42% và 28%, tương ứng p=0,07).

Liệu pháp đối với bệnh nhân đã từng điều trị kháng retrovirus.

Ở người lớn có phơi nhiễm trưng bình với các liệu pháp kháng retrovirus, việc bổ sung abacavir vào liệu pháp kết hợp thuốc kháng retrovirus đã cho lợi ích vừa phải đối với nồng độ virus (biến đổi trung bình 0.44 log10 bản sao/mL, sau 16 tuần điều trị).

Ở những bệnh nhân đã điều trị mạnh từ trước bằng NRTI thì hiệu quả của abacavir rất thấp. Mức giá trị của liệu pháp điều trị kết hợp mới sẽ tùy thuộc vào bản chất và thời gian của quá trình điều trị trước đó mà có thể chọn lọc đối với các chủng HTV - 1 đề kháng chéo với abacavir.

 

UỐNG MỘT LẦN (600 MG) MỖI NGÀY

Liệu pháp đối với người trưởng thành.

Liệu pháp abacavir một lần mỗi ngày được thực hiện trong nghiên cứu đa trung tâm, mù kép có đối chứng trong 48 tuần (CNA3002) trên 770 bệnh nhân trưởng thành nhiễm HIV chưa từng được điều trị bằng kháng retrovirus. Những đối tượng này chủ yếu là những bệnh nhân nhiễm HIV nhưng không có triệu chứng (CDC mức độ A). Họ được uống ngẫu nhiên abacavir 600 mg một lần mỗi ngày hoặc 300 mg hai lần mỗi ngày. Thành công trên lâm sàng thu được là tương đương ở cả hai nhóm (điểm đánh giá đặc biệt trong điều trị -1,7; 95% -8,4; 4,9). Từ những kết quả này, có thể kết luận với độ tin cậy 95% là sự khác biệt thực tế không quá 8,4% với ưu thế thuộc về liệu pháp hai lần mỗi ngày. Sự khác biệt này đủ nhỏ để rút ra kết luận hiệu quả của liệu pháp sử dụng abacavir một lần mỗi ngày lâu dài (lâu hơn 48 tuần) hiện còn hạn chế.

Liệu pháp đối với bệnh nhân đã điều trị kháng retrovirus

Trong nghiên cứu CAL30001, 182 bệnh nhân đã gặp thất bại trong điều trị kháng virus từ trước được uống ngẫu nhiên hoặc kết hợp liều cố định abacavir/lamivudin một lần mỗi ngày hoặc abacavir.

300 mg hai lần mỗi ngày kết hợp với lamivudin 200 mg một lần mỗi ngày, cả hai nhóm đều được kết hợp với tenofovir và một thuốc PI hoặc một thuốc NNRTI trong 48 tuần. Những kết quả chỉ ra rằng những nhóm dùng viên kết hợp liều cố định có hiệu quả không thấp hơn so với nhóm abacavir hai lần mỗi ngày, dựa trên sự giảm tương tự HIV-I RNA được đo bằng giá trị cơ sở tối thiểu của diện tích dưới đường cong (AAUCMB, -1,65 log10 bản sao/mL, so với -1,83 log10 bản sao/mL, tương ứng, 95%CI -0,13; 0,38). Các tỷ lệ đạt HIV-I RNA < 50 bản sao/mL (50% so với 47%) và < 400 bản sao/mL, (54% so với 57%) cũng tương đương ở mỗi nhóm (nhóm các đối tượng ITT). Tuy nhiên, do trong nghiên cứu này chỉ có những bệnh nhân đã được điều trị mức độ trung bình cùng với sự mất cân bằng nồng độ virus cơ sở giữa các nhóm điều trị, những kết quả trên cần được giải thích thận trọng.

 

CÁC ĐẶC TÍNH DƯỢC ĐỘNG HOC

Hấp thu: Abacavir được hấp thu tốt và nhanh khi dùng uống. Sinh khả dụng tuyệt đối là 83%. Thời gian để đạt được nồng độ cao nhất trong huyết tương trung bình (Tmax) của abacavir là 1,5 giờ đối với dạng viên và khoảng 1 giờ đối với dạng dung dịch.

Với liều điều trị 300 mg 2 lần/ngày, trung bình (CV) trạng thái ổn định giữa Cmax và Cmin của abacavir xấp xỉ 3,00 µg/mL (30%) và 0,01 µg/mL (99%) tương ứng. AUC trung bình (CV) đối với một liều trong khoảng thời gian 12 giờ là 6,02 µg.giờ/mL (29%), tương đương với AUC hằng ngày xấp xỉ 12,0 µg.giờ/mL. Giá trị Cmax của dung dich uống thì hơi cao hơn của viên nén. Sau một liều viên nén abacavir 600 mg, giá trị trung bình (CV) Cmax của abacavir xấp xỉ là 4,26 µg/mL (28%) và AUC trung bình là 11,95 µg.giờ mL (21%).

Thức ăn làm chậm hấp thu và làm giảm Cmax nhưng không làm ảnh hưởng đến nồng độ trong huyết tương (AUC). Vì vậy có thể dùng abacavir kèm thức ăn hoặc không.

Phân bố: Sau khi tiêm tĩnh mạch, thể tích biểu kiến phân bố khoảng 0,8 1/kg, điều đó chứng tỏ rằng abacavir thấm một cách tự do vào các mô trong cơ thể.

Những nghiên cứu trên bệnh nhân nhiễm HIV đã cho thấy sự thấm rất tốt của abacavir vào dịch não tủy (SCF), với tỷ số dịch não tủy/huyết tương từ 30 đến 44%. Nồng độ đỉnh quan sát được gấp 9 lần

IC50 của 0,08 µg/mL abacavir hoặc 0.26 µM khi abacavir được dùng với liều 600 mg 2 lần/ ngày.

Những nghiên cứu in vitro về gắn với protein huyết tương chỉ ra rằng abacavir gắn với protein huyết tương rất thấp cho tới trung bình (~49%) với nồng độ điều trị. Điều đó chỉ ra khả năng thấp về tương tác với các thuốc khác thông qua sự chiếm chỗ trong protein huyết tương.

Chuyển hóa: Abacavir chuyển hóa chủ yếu tại gan, với xấp xỉ 2% liều uống được đào thải qua nước tiểu dưới dạng không đổi. Những con đường chuyển hóa cơ bản ở người bởi alcohol dehydrogenase và bởi sự glueuronyl hóa để tạo ra 5’-glucuronid và 5’-carboxyclic acid chiếm tới 66% liều uống.

Các chất chuyển hóa này được đào thải qua nước tiểu.

Thải trừ: Thời gian bán thải trung bình của abaeavir là 1,5 giờ. Không có dấu hiệu tích tụ abacavir ở những liều tiếp theo 300 mg 2 lần/ngày. Thải trừ abacavir thông qua chuyển hóa tại gan với sự đào thải tiếp theo của các chất chuyển hóa chủ yếu qua nước tiểu. 83% Abacavir được đào thải qua nước tiểu dưới dạng chuyển hóa hoặc không đổi. Phần còn lại được đào thải qua phân.

Các đặc tính dược động học trong tế bào

Trong một nghiên cứu trên 20 bệnh nhân bị nhiễm HIV được điều trị bằng abacavir 2 lần/ngày với dùng một liều 300 duy nhất 24 giờ trước khi lấy mẫu. Thời gian bán thải trong tế bào của dẫn chất cuối cùng carbovir triphosphat trong trạng thái ổn định là 20.6 giờ, so với thời gian bán thải cấp số nhân là 2.6 giờ của nghiên cứu. Liều 600 mg 1 lần/ngày cũng được mong là có động học trong tế bào như vậy. Những dữ liệu này ủng hộ việc dùng abacavir 600 mg 1 lần/ngày đề điều trị bệnh nhân nhiễm HIV. Hơn nữa hiệu quả của abacavir dùng 1 lần/ngày đã được chứng minh trong một nghiên cứu quan trọng.

 

CÁC QUẦN THỂ ĐẶC BIỆT

Suy gan: Abacavir được chuyển hóa chủ yếu qua gan. Dược động học của abacavir đã được nghiên cứu ở những bệnh nhân suy gan nhẹ (điểm Child-Pugh 5-6) được điều trị với liều 600 mg 1 lần/ngày. Kết quả chỉ ra rằng, có sự tăng trung bình AUC lên 1,89 lần [1,32; 2,7] và thời gian bán thải tăng 1,58 lần [1,22; 2,04]. Không có khuyến cáo giảm liều ở bệnh nhân suy gan nhẹ do sự phơi nhiễm abaeavir có sự thay đổi đáng kể.

Suy thận: Abacavir được chuyển hóa cơ bản tại gan với khoảng 2% được đào thải qua nước tiểu dưới dạng không đổi. Dược động học của abacavir trên bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối thì tương đương với bệnh nhân có chức năng thận bình thường. Vì vậy không cần giảm liều ở bệnh nhân suy thận. Do kinh nghiệm sử dụng còn hạn chế, nên tránh dùng abacavir ở bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối.

Trẻ em: Theo những thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện ở trẻ em, dạng dung dịch uống được hấp thu nhanh và tốt. Các thông số về dược động học là tương đương giữa trẻ em và người lớn, với sự dao động lớn hơn về nồng độ trong huyết tương. Liều khuyến cáo đối với trẻ em trên 3 tháng cho tới 12 tuổi là 8 mg/kg 2 lần/ngày. Liều này sẽ làm tăng nhẹ nồng độ trung bình trong huyết tương, đảm bảo rằng phần lớn sẽ đạt được nồng độ điều trị tương đương với liều 300 mg 2 lần/ngày ở người lớn.

Thiếu các dữ liệu an toàn để khuyến cáo sử dụng viên nén abaeavir sulfat cho trẻ em dưới 3 tháng tuổi, Những dữ liệu còn hạn chế chỉ ra rằng liều 2 mg/kg ở trẻ mới sinh ít hơn 30 ngày tuổi sẽ mang lại AUCs tương đương hoặc lớn hơn, so với liều 8 mg/kg được dùng cho trẻ lớn hơn.

Người già: Dược động học của abacavir chưa được nghiên cứu ở những bệnh nhân trên 65 tuổi.

 

DỮ LIỆU AN TOÀN TIỀN LÂM SÀNG

Abacavir không gây đột biến trên các thử nghiệm ở vi khuẩn nhưng có hoạt tính vio với thử nghiệm sai lệch nhiễm sắc thể của tế bào lympho người, thử nghiệm khối u bạch huyết chuột nhắt và trong thử nghiệm vi nhân. Điều này phù hợp với các hoạt tính đã biết của các chất tương tự nueleosid. Những kết quả này chứng tỏ rằng abacavir ít có khả năng gây tổn thương nhiễm sắc thể cả trên in vitro và in vivo ở nồng độ thử nghiệm cao.

Các nghiên cứu về tính gây ung thư của abacavir đường uống ở chuột nhắt thí nghiệm và chuột cống cho thấy sự gia tăng có liên quan của các khối u ác tính và khối u không ác tính. Các khối u ác tính xuất hiện ở tuyến bao qui đầu của giống đực và tuyến âm vật ở giống cái ở cả hai loài, và ở tuyến giáp của chuột cống đực và ở gan, bàng quang, hạch lympho và mô dưới da của chuột cống cái.

Phần lớn các u này xuất hiện khi dùng liều abacavir cao nhất 330 mg/kg/ngày ở chuột cống và 600 mg/kg/ngày ở khỉ, ngoại trừ khối u tuyến bao qui đầu xuất hiện ở liều 110 mg/kg ở chuột nhắt. Mức độ phơi nhiễm với cơ thể mà không gây ảnh hưởng ở chuột cống và khi tương đương 3 - 7 lần mức độ phơi nhiễm ở người trong quá trình điều trị, những dữ liệu này gợi ý rằng nguy cơ gây ung thư ở người thấp hơn lợi ích lâm sàng.

Trong những nghiên cứu độc tính học lâm sàng, điều trị bằng abacavir làm tăng trọng lượng gan ở chuột cống và khỉ. Sự liên quan về lâm sàng là chưa rõ. Không có những bằng chứng từ những nghiên cứu cho thấy abacavir gây độc với gan. Hơn nữa, sự tự cảm ứng của chuyển hóa abacavir hoặc sự cảm ứng chuyển hóa của các thuốc khác được chuyển hóa qua gan chưa được quan sát ở người.

Sự thoái hóa cơ tim nhẹ ở chuột thí nghiệm và chuột cống đã được phát hiện khi dùng abacavir trong hai năm tiếp theo. Phơi nhiễm toàn thân gấp 7 - 24 lần phơi nhiễm toàn thân ở người. Mối lien quan với lâm sàng của những phát hiện này chưa được xác định.

Trong những nghiên cứu về độc tính với sinh sản, độc tính với phôi và bào thai đã được phát hiện ở chuột cống nhưng không thấy ở thỏ. Những phát hiện bao gồm giảm trọng lượng bào thai, phù bào thai, và sự gia tăng những thay đổi/dị dạng cột sống, chết lưu trong tử cung và sinh thai chết. Không thể kết luận về khả năng gây quái thai của abacavir vì độc tính với phôi thai của nó. Một nghiên cứu về khả năng sinh sản ở chuột cống chỉ ra rằng abacavir không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở giống đực và cái.

 

CHỈ ĐỊNH

Viên nén abacavir được chỉ định dùng kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác đề điều trị bệnh nhân nhiễm HIV.

 

LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG

Abacavir nên được kê đơn bởi bác sỹ có kinh nghiệm điều trị HIV.

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Liều khuyến cáo là abacavir 600 mg mỗi ngày. Có thể uống mỗi lần 300mg (một viên) hai lần mỗi ngày hoặc uống một lần 600 mg (hai viên).

Bệnh nhân chuyển sang phác đồ 1 lần/ngày nên uống 300 mg 2 lần/ngày trong ngày hôm trước và chuyển sang viên 600 mg vào buổi sáng tiếp theo. Nếu hay dùng liều duy nhất vào buổi tối, nên uống abacavir sulfat 300mg vào buổi sáng đầu tiên, tiếp theo là 600 mg vào buổi tối. Khi thay đổi ngược lại liệu pháp 2 lần/ngày bệnh nhân phải uống hết thuốc của ngày hôm trước và bắt đầu bằng 300 mg 2 lần/ngày vào buối sáng tiếp theo.

Trẻ em từ từ 3 tháng đến 12 tuổi: Liều khuyến cáo là 8 mg/kg 2 lần/ngày cho tới liều cao nhất là 600 mg/ngày.

Trẻ em dưới 3 tháng: Những dữ liệu về sử dụng abacavir sulfat ở đối tượng này còn rất hạn chế.

Abacavir sulfat có thể được uống kèm theo thức ăn hoặc không kèm theo thức ăn.

Có sẵn dạng dung dịch uống dành cho trẻ em và những người không dùng được dạng thuốc viên.

Suy thận: Không cần thiết điều chỉnh liều abacavir ở bệnh nhân suy thận. Tuy nhiên tránh dùng abacavir ở người suy thận giai đoạn cuối.

Suy gan: Abacavir được chuyển hóa chủ yếu tại gan. Chưa có liều khuyến cáo cho bệnh nhân suy gan nhẹ. Không có dữ liệu đối với những bệnh nhân suy gan mức độ trung bình, do vậy không khuyến cáo dùng abacavir ở những bệnh nhân này trừ trường hợp thật sự cần thiết. Nếu bệnh nhân bị suy gan mức độ nhẹ và trung bình thì phải theo dõi thật sát, và nếu có thể thì nên theo dõi nồng độ abacavir trong huyết tương. Chống chỉ định abacavir ở những bệnh nhân suy gan trung bình đến nặng.

Người già: Không có những dữ liệu về dược động học ở những bệnh nhân trên 65 tuổi.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Chống chỉ định dùng abacavir ở những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với abacavir hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Chống chỉ định abacavir ở những bệnh nhân suy gan trung bình đến nặng.

 

CẢNH BẢO VÀ THẬN TRỌNG

Phản ứng quá mẫn

Trên lâm sàng khoảng 5% bệnh nhân được điều trị bằng abacavir có xuất hiện phản ứng quá mẫn, một vài trường hợp có đe dọa đến tính mạng và dẫn tới tử vong vì vậy phải thận trọng khi sử dụng.

Những phản ứng quá mẫn được mô tả bởi sự xuất hiện của những triệu chứng liên quan tới nhiều hệ thống cơ quan. Hầu hết tất cả các phản ứng quá mẫn đều có sốt và/hoặc nổi ban.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm những dấu hiệu hô hấp và những triệu chứng khó thở, đau họng, ho và những dấu hiệu bất thường trên phim X quang (chủ yếu là thâm nhiễm lan tỏa, có thể khu trú), triệu chứng dạ dày ruột như buồn nôn, nôn, đi ngoài, hoặc đau bụng, và có thể dẫn tới chẩn đoán nhầm phản ứng quá mẫn với một bệnh hô hấp khác (như viêm phổi, viêm phế quản, viêm hầu họng), hoặc viêm dạ dày ruột. Những dấu hiệu và triệu chứng thường quan sát thấy ở phản ứng quá mẫn có thể bao gồm li bì, mệt mỏi và các triệu chứng cơ xương khớp (đau cơ, hiếm khi tiêu cơ, đau khớp).

Các triệu chứng do phản ứng quá mẫn sẽ nặng lên nếu tiếp tục dùng thuốc và có thể đe dọa tính mạng. Những triệu chứng này thường biến mất khi ngừng thuốc.

Những bệnh nhân được chẩn đoán có phản ứng quá mẫn trong quá trình điều trị phải ngừngabacavir ngay lập tức.

Abacavir không bao giờ được sử dụng lại ở những bệnh nhân trước đó đã phải ngừng điều trị do phản ứng quá mẫn. Dùng lại abacavir sau một phản ứng quá mẫn thúc đẩy sự xuất hiện triệu chứng trong vòng vài giờ. Sự tái phát này thường nặng hơn lần xuất hiện đầu tiên, và có thể đe dọa tính mạng và tử vong.

Để tránh chậm trễ trong chẩn đoán và giảm thiểu nguy cơ phản ứng quá mẫn đe dọa tính mạng, phải ngừng abacavir vĩnh viễn nếu không loại trừ được tình trạng quá mẫn, thậm chí khi các chẩn đoán khác là có thể (bệnh hô hấp, cảm cúm, viêm dạ dày ruột hoặc phản ứng với các thuốc khác).

Cần thiết phải chăm sóc đặc biệt những bệnh nhân được bắt đầu điều trị bằng abacavir và các thuốc khác đã được gây độc da (như là thuốc ức chế sao chép ngược không phải nucleosid-NNRTIs) bởi vì khó phân biệt phát ban là do những thuốc này hay do những phản ứng quá mẫn với abacavir gây ra.

Điều tri sau khi có sự gián đoạn trong liệu pháp điều trị bằng viên nén abacavir sulfat

Nếu quá trình điều trị bằng viên nén abacavir bị gián đoạn vì bất cứ lý do gì và bắt đầu điều trị lại là cần thiết, lý do ngừng thuốc phải được đánh giá xem liệu bệnh nhân có bất cứ triệu chứng nào của phản ứng quá mẫn không. Nếu không thể loại trừ được phản ứng quá mẫn thì không được dùng lại abacavir hoặc bất cứ thuốc nào có chứa abacavir (chẳng hạn như Kivexa, Trizivir).

Những phản ứng quá mẫn xuất hiện rất nhanh, bao gồm những phản ứng đe dọa tính mạng, đã thấy khi dùng lại viên nén abacavir cho những bệnh nhân mà chỉ có một trong những triệu chứng chủ yếu của quá mẫn (nổi ban trên da, sốt, các triệu chứng dạ dày ruột, hô hấp hoặc các triệu chứng toàn thân như lơ mơ, mệt mỏi) trước khi phải ngừng viên nén abacavir sulfat.

Triệu chứng đơn độc phố biến nhất của những phản ứng quá mẫn là nổi ban. Hơn thế nữa rất hiếm có những phản ứng quá mẫn được báo cáo ở những bệnh nhân được dùng lại thuốc, và ở những người không có những triệu chứng của phản ứng quá mẫn trước đó. Trong tất cả các trường hợp, nếu dùng lại abacavir, thì bệnh nhân phải được uống thuốc tại một nơi có sẵn các biện pháp cấp cứu.

Những thông tin cần thiết cho bệnh nhân

Bác sĩ kê toa phải đảm bảo rằng bệnh nhân được thông báo đầy đủ những thông tin về phản ứng quá mẫn, Bệnh nhân phải được cảnh báo về khả năng xảy ra phản ứng quá mẫn với abacavir và nó có khả năng đe dọa tính mạng hoặc tử vong.

Những bệnh nhân có xuất hiện những triệu chứng liên quan đến 1 phản ứng quá mẫn phải.

 

THÔNG BÁO CHO BÁC SĨ CỦA HỌ NGAY LẬP TỨC

Những bệnh nhân quá mẫn với abacavir phải được nhắc nhở rằng họ không bao giờ được uống viên nén abacavir sulfat hoặc bất cứ thuốc nào có chứa abacavir (chẳng hạn như Kivexa, Trizivir). Để tránh dùng lại viên nén abacavir ở những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với abacavir phải thu hồi lại số thuốc còn lại của bệnh nhân.

Khuyên những bệnh nhân phải ngừng abacavir vì bất cứ lý do nào, và đặc biệt ở những bệnh nhân do phản ứng phụ của thuốc hoặc đau ốm, phải liên lạc với bác sỹ điều trị trước khi dùng lại thuốc.

Bệnh nhân phải được thông báo thường xuyên về tầm quan trọng của việc uống thuốc abacavir sulfat.

Nhiễm acid lactic: Nhiễm acid lactic, thường liên quan đến gan to và hoại tử gan nhiễm mỡ đã được thông báo với việc dùng các chất giống nucleosid. Các triệu chứng sớm (tăng lactat trong máu có triệu chứng) bao gồm các triệu chứng tiêu hóa lành tính (buồn nôn, nôn và đau bụng), mệt mỏi vô có, ăn kém ngon, sút cân, các triệu chứng hô hấp (thở nhanh và/hoặc sâu) hoặc những triệu chứng thần kinh (bao gồm yếu bán vận động).

Nhiễm acid lactic có tỷ lệ từ vong cao và có thể liên quan đến viêm tụy, suy gan, suy thận. Nhiễm acid lactic nói chung xuất hiện sau một vài tháng cho đến hàng tháng sau điều trị.

Nên ngừng điều trị các chất tương tự nueleosid ở những bệnh nhân có tăng lactat máu và toan chuyển hóa/lactic, gan to tiến triển nhanh hoặc tăng nồng độ aminotransferase nhanh chóng.

Nên thận trọng khi dùng các thuốc tương tự nucleosid cho bất kì bệnh nhân nào (nhất là những phụ nữ béo) có gan to, viêm gan hoặc các yếu tố nguy cơ đã biết đối với bệnh gan và gan nhiễm mỡ (bao gồm các sản phẩm thuốc nào đó và rượu). Những bệnh nhân đồng nhiễm viêm gan C và điều trị bằng interferon alpha và ribavin có thể gây ra các nguy cơ đặc biệt khác.

Bệnh nhân có nguy cơ cao nên được theo dõi sát.

Rối loạn chức năng cơ thể: Các chất tương tự nueleosid và nueleotid đã được chứg minh in vitro và in vivo là gây hủy hoại ty thể ở nhiều mức độ khác nhau. Đã có những báo cáo về rối loạn chức năng ty thể ở trẻ nhỏ HIV âm tính phơi nhiễm trong tử cung và sau khi sinh với các chất tương tự nueleosid. Các tác dụng bất lợi chính được báo cáo là các rối loạn huyết học (thiếu máu, giảm bạch cầu trung tính), các rối loạn chuyển hóa (tăng lactat máu, tăng lipase máu). Những tác dụng có hại này thường là nhất thời. Đã có báo cáo một số rối loạn thần kinh khởi phát muộn (tăng trương lực, co giật, rối loạn hành vi). Hiện vẫn chưa xác định được liệu các rối loạn thần kinh là tạm thời hay vĩnh viễn. Bất cứ trẻ nào có phơi nhiễm trong tử cung với các chất tương tự nucleosid và nucleotid, ngay cả với trẻ HIV âm tính, đều phải được theo dõi về mặt lâm sàng và xét nghiệm và nên thăm dò đầy đủ về khả năng rối loạn chức năng ty thể trong trường hợp có các triệu chứng liên quan. Những phát hiện này không ảnh hưởng đến các khuyến cáo quốc gia hiện nay về sử dụng điều trị kháng retrovirus ở phụ nữ mang thai để phòng ngừa lây truyền HIV dọc.

Loạn dưỡng mỡ và các chất bất thường chuyển hóa: Điều trị kháng retrovirus kết hợp đã liên quan đến sự tái phân bố mỡ cơ thể (loạn dưỡng mỡ) ở các bệnh nhân HIV. Hậu quả lâu dài của những tác nhân bất lợi này hiện còn chưa rõ. Hiểu biết về cơ chế này vẫn còn chưa đầy đủ. Đã có giả thuyết về liên quan giữa bệnh tích mỡ nội tạng với chất ức chế proteasc (P1) và teo mỡ với các chất ức chế men sao chép ngược (NRTI). Nguy cơ loạn dưỡng mỡ cao hơn liên quan đến các yếu tố cá nhân như tuổi già và với các yếu tố liên quan đến thuốc như thời gian điều trị kháng retrovirus lâu hơn và các rối loạn chuyển hóa kèm theo. Thăm khám lâm sàng nên bao gồm việc đánh giá các dấu hiệu thực thể của sự tái phân bố mỡ. Nên xem xét đến việc định lượng lipid huyết thanh và glucose máu lúc đói. Nên xử trí các rối loạn lipid sao cho thích hợp về mặt lâm sàng.

Đã có những báo cáo về tỉ lệ thất bại cao về mặt virus học và của sự hiện diện của tình trạng kháng virus trong giai đoạn sớm khi kết hợp abacavir với tenofovir disoproxil fumarat và lamivudin như là một liệu pháp điều trị 1 lần/ ngày.

Nhồi máu cơ tim: Trong một thử nghiệm dịch tễ học, tiền cứu, quan sát được thiết kế để điều tra tỷ lệ nhồi máu cơ tim (MI) ở những bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc kháng retrovirus kết hợp, việc sử dụng abacavir trong vòng 6 tháng trước đó có tương quan với việc tăng nguy cơ MI. Trong một phân tích gộp các thử nghiệm lâm sàng được thực hiện với sự tài trợ, cho thấy không có nguy cơ tăng MI ở những bệnh nhân điều trị với abacavir so với nhóm chứng. Nhìn chung, những dữ liệu thu được từ nghiên cứu đoàn hệ quan sát và thử nghiệm lâm sàng không thuyết phục.

Như một biện pháp phòng ngừa, nguy cơ tiềm ẩn của bệnh tim mạch vành nên được xem xét khi chỉ định điều trị với thuốc kháng retrovirus, bao gồm abacavir, và hành động để giảm thiểu tất cả các yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được (ví dụ: tăng huyết áp, tăng lipid máu, đái tháo đường, hút thuốc lá).

Viêm tụy: Viêm tụy đã được báo cáo, nhưng liên quan tới abaeavir là không chắc chắn.

Liệu pháp kết hợp 3 nucleosid: Những bệnh nhân có nồng độ virus cao (>100,000 bản sao/ ml) cân nhắc kết hợp 3 loại nucleosid abacavir, lamivudine và zidovudine là thật sự cần thiết.

Đã có những báo cáo về tỉ lệ thất bại cao về mặt virus học và của sự hiện diện của tình trạng kháng virus trong giai đoạn sớm khi kết hợp abacavir với tenofovir disoproxil fumarat và lamivudin như là một liệu pháp điều trị 1 lần/ ngày.

Uống 1 lần mỗi ngày (abacavir 600 mg): Lợi ích của việc dùng abacavir 1 lần/ ngày chủ yếu dựa trên nghiên cứu kết hợp efavirenz và lamivudin ở bệnh nhân trưởng thành chưa được điều trị kháng retrovirus.

Bệnh gan: Độ an toàn và tính hiệu quả của viên nén abacavir chưa được xác lập ở những bệnh nhân có rối loạn bệnh lý nền ở gan đáng kể. Chống chỉ định dùng viên nén abacavir ở những bệnh nhân suy gan nặng. Bệnh nhân viêm gan B hoặc C mạn tính và được điều trị bằng thuốc kháng retrovirus kết hợp có nguy cơ cao bị các tác dụng bất lợi ở gan nặng và có nguy cơ tử vong. Trong trường hợp điều trị kháng virus đồng thời cho viêm gan B hoặc C cũng xin xem thông tin sản phẩm liên quan đối với các sản phẩm thuốc này.

Bệnh nhân có rối loạn chức năng gan từ trước trong đó có viêm gan mạn tính thể hoạt động có tần suất rối loạn chức năng gan tăng cao khi điều trị kháng retrovirus kết hợp và nên theo dõi kỹ lưỡng.

Nếu có bằng chứng bệnh gan xấu đi ở những bệnh nhân này thì phải xem xét tạm ngừng hoặc ngừng hẳn điều trị.

Một nghiên cứu về dược động học đã được thực hiện trên những bệnh nhân suy gan nhẹ. Tuy nhiên, một khuyến cáo chắc chắn về giảm liều là không thể có bởi vì sự thay đổi đáng kế của phơi nhiễm với thuốc trong quần thể bệnh nhân. Những dữ liệu an toàn của abacavir ở bệnh nhân suy gan còn rất hạn chế. Do sự gia tăng tiềm tàng phơi nhiễm (AUC) ở một số bệnh nhân nên cần phải theo dõi sát. Không có những dữ liệu có giá trị đối với những bệnh nhân suy gan nhẹ và trung bình. Nồng độ abacavir trong huyết tương tăng một cách thực chất ở những bệnh nhân này. Vì vậy không khuyến cáo dùng abacavir cho những bệnh nhân suy gan mức độ trung bình trừ trường hợp thật sự cần thiết và phải theo dõi sát. Chống chỉ định abacavir đối với những bệnh nhân suy gan nặng.

Suy thận: Chống chỉ định abacavir đối với những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối.

Hội chứng phục hồi miễn dịch: Ở những bệnh nhân nhiễm HIV có suy giảm miễn dịch nặng tại thời điểm bắt đầu được điều trị bằng liệu pháp kháng virus kết hợp (CART), một phản ứng viêm không triệu chứng hoặc với các tác nhân gây bệnh cơ hội còn lại có thể tăng lên và gây ra tình trạng lâm sàng trầm trọng, hoặc làm nặng thêm triệu chứng. Thông thường những phản ứng này thường được phát hiện trong vòng một vài tuần hoặc một vài tháng đầu khi bắt đầu điều trị bằng CART. Những ví dụ có liên quan là viêm võng mạc do cytomegalovirus, nhiễm Mycobacterium toàn thân và/hoặc cục bộ, viêm phổi do Preumocytis carinii. Bất cứ triệu chứng viêm nào đều phải được đánh giá, thăm khám và điều trị tương ứng khi cần thiết.

Nhiễm trùng cơ hội: Những bệnh nhân được điều trị bằng abacavir hay bất kì thuốc kháng virus nào khác vẫn có thể mắc nhiễm trùng cơ hội và các biến chứng khác của nhiễm HIV. Vì vậy những bệnh nhân này phải được theo dõi sát bởi các bác sĩ có kinh nghiệm điều trị những bệnh có liên quan tới HIV.

Sự lan truyền bệnh: Phải khuyên bệnh nhân rằng, liệu pháp kháng virus hiện tại, bao gồm cả viên nén abacavir sulfat, chưa được chứng minh về khả năng ngăn ngừa nguy cơ lây truyền HIV qua quan hệ tinh dục và máu bị nhiễm HIV. Nên có biện pháp dự phòng thích hợp.

 

TƯƠNG TÁC VỚI CÁC THUỐC KHÁC VÀ CÁC DẠNG TƯƠNG TÁC KHÁC

Dựa trên kết quả thực nghiệm in vitro và hiểu biết về con đường chuyển hóa chính của abacavir, khả năng tương tác qua trung gian P450 với các thuốc khác liên quan tới abacavir là thấp. P450 không đóng vai trò chính trong chuyển hóa của abacavir và abacavir không ức chế chuyển hóa qua CYP3A4. Abacavir cũng đã được chứng minh in vitro là không ức chế các enzym CYP3A4, CYP2C9 hoặc CYP2D6 với nồng độ liên quan với lâm sàng. Không thấy có cảm ứng chuyền hóa ở gan trong các thử nghiệm lâm sàng. Vì vậy rấtít khả năng abacavir tương tác với các kháng virus ức chế protease và các thuốc khác được chuyển hóa bởi các enzym P450. Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng không có sự tương tác đáng kể về mặt lâm sàng giữa abacavir, zidovudin và lamivudin. Những thuốc có ảnh hưởng đến hệ thống enzym như rifampicin, phenobarbital và phenytoin có thẻ làm giảm nhẹ nồng độ của abacavir trong huyết tương đối với UDP-glueuronyl transferases.

Ethanol: Chuyển hóa của abacavir bị thay đổi khi dùng chung với ethanol kết quả là sự gia tăng AUC của abacavir lên khoảng 41%. Những phát hiện này không quan trọng về mặt lâm sàng.

Abacavir không ảnh hưởng đến chuyển hóa của ethanol.

Aethadon: Trong một nghiên cứu về dược động học, dùng chung abacavir 600 mg 2 lần/ngày với methadon làm giảm 35% Cmax và trễ 1 giờ Tmax nhưng AUC không thay đổi. Những thay đổi về được động học của abacavir không có ảnh hưởng đến lâm sàng. Trong nghiên cứu này, abacavir làm tăng độ thanh thải toàn thân trung bình của methadon lên 22%, vì vậy không loại trừ khả năng cảm ứng các enzym chuyển hóa thuốc. Bệnh nhân được điều trị bằng methadon và abacavir nên được theo dõi chặt chẽ để phát hiện các triệu chứng cai thuốc cho thấy liều methadon là chưa đủ, đôi khi phải chuẩn lại nồng độ methadon.

Retinoid: Phức hợp retinoid được thải trừ bằng khử hydro chức rượu (với aleohol dehydrogenase).

Tương tác với abacavir là có thể nhưng chưa được nghiên cứu.

 

MANG THAI VÀ CHO BÚ

Mang thai: Không khuyến cáo sử dụng viên nén abacavir trong thời kì mang thai. Tính an toàn của abacavir ở phụ nữ có thai chưa được đánh giá. Sự qua nhau thai của abacavir và các chất chuyển hóa trung gian đã được phát hiện ở động vật. Đã thấy độc tính đối với sự phát triển của phôi và bào thai ở chuột cống, nhưng không thấy ở thỏ. Chưa đánh giá được khả năng gây quái thai của abacavir từ những nghiên cứu trên động vật.

Cho con bú: Abacavir và chất chuyển hóa của nó được tiết ra trong sữa chuột. Người ta cho rằng nó cũng sẽ đi vào trong sữa người, mặc dù điều đó chưa được xác nhận. Chưa có những dữ liệu an toàn khi dùng abacavir cho trẻ dưới 3 tháng tuổi. Khuyến cáo người mẹ không cho con bú khi đang điều trị bằng abacavir. Ngoài ra khuyến cáo rằng người mẹ bị nhiễm HIV thì không cho con bú dù bất cứ lý do gì để tránh lây truyền HIV cho con.

 

ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC

Chưa có những nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc tới khả năng vận hành tàu xe và máy móc.

 

CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Quá mẫn.

Trong các nghiên cứu lâm sàng, xấp xỉ 5% bệnh nhân được điều trị bằng abacavir có phản ứng quá mẫn. Tỉ lệ xuất hiện phản ứng quá mẫn được báo cáo là như nhau khi dùng abacavir 600 mg 1 lần/ngày và 300 mg 2 lần/ngày.

Một vài phản ứng quá mẫn đe đọa đến tính mạng và tử vong mặc dù đã được khuyến cáo là phải thận trọng. Những phản ứng này đặc trưng bởi sự xuất hiện của những triệu chứng suy đa phủ tạng.

Hầu hết bệnh nhân bị phản ứng quá mẫn đều có sốt và/hoặc nổi ban. Thường là những ban dát sần, nổi mày đay tuy nhiên có những phản ứng mà không có ban hay sốt.

Dấu hiệu và triệu chứng của phản ứng quá mẫn được liệt kê dưới đây. Những triệu chứng này được tìm ra trong quá trính nghiên cứu hoặc do theo dõi sau khi sản phẩm được đưa ra thị trường. Những triệu chứng xuất hiện ở ít nhất 10% số bệnh nhân với dấu hiệu quá mẫn được in đậm.

Nối ban (theo trình tự 81% so với 67%) và biểu hiện ở đường tiêu hóa (theo trình tự 70% so với 54%) thường được báo cáo ở trẻ em so với người lớn.

Một số bệnh nhân có phản ứng quá mẫn lúc đầu được cho là viêm dạ dày ruột, bệnh hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng) hoặc cảm cúm. Sự chậm trễ trong chẩn đoán dẫn tới việc tiếp tục dùng hay dùng lại viên nén abacavir sulfat, dẫn tới phản ứng quá mẫn mạnh hơn hoặc tử vong. Vì vậy với những bệnh nhân có triệu chứng của những bệnh trên thì phải chú ý cẩn thận xem có phản ứng quá mẫn hay không.

Những triệu chứng quá mẫn thường xuất hiện trong vòng 6 tuần đầu tiên (thời gian xuất hiện trung bình là 11 ngày) sau khi điều trị bằng abacavir , tuy nhiên những phản ứng này có thể xuất hiện bất cứ khi nào trong quá trình điều trị. Bệnh nhân phải được theo dõi sát, hội chẩn 2 tuần/ lần đặc biệt trong hai tháng đầu điều trị.

Chưa xác định được các yếu tố nguy cơ có thể tiên đoán được sự xuất hiện hoặc mức độ nặng của tình trạng quá mẫn với abaeavir. Tuy nhiên, có một sự chắc chắn là điều trị ngắt quãng sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sự mẫn cảm và vì vậy làm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của những phản ứng quá mẫn. Vì vậy phải khuyên bệnh nhân dùng thuốc đều đặn.

Dùng lại abacavir sau một phản ứng quá mẫn thúc đẩy sự tái xuất hiện triệu chứng trong vòng vài giờ. Sự tái phát này thường nặng hơn lần xuất hiện đầu tiên, và có thể đe đọa tính mạng và tử vong.

Phải ngừng abacavir sulfat ở những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn và không bao giờ được dùng lại.

Để tránh chậm trễ trong chẩn đoán và giảm thiểu nguy cơ phản ứng quá mẫn đe dọa tính mạng, phải ngừng dùng viên nén abacavir sulfat vĩnh viễn nếu không loại trừ được tình trạng quá mẫn, thậm chí khi các chẩn đoán khác là có thể (bệnh hô hấp, cảm cúm, viêm dạ dày ruột hoặc phản ứng với các thuốc khác).

Những phản ứng quá mẫn xuất hiện ngay lập tức, bao gồm những phản ứng đe dọa tính mạng xuất hiện ở những bệnh nhân được dùng lại viên nén abacavir, những người mà có một trong những triệu chứng chủ yếu của quá mẫn (nổi ban trên da, sốt, các triệu chứng dạ dày ruột, hô hấp, hoặc các triệu chứng toàn thân như li bì, mệt mỏi) trước khi phải ngừng viên nén abacavir sulfat. Triệu chứng đơn lẻ phổ biến nhất của những phản ứng quá mẫn là nổi ban.

Hơn thế nữa, rất hiếm có những phản ứng quá mẫn được báo cáo ở những bệnh nhân được dùng lại thuốc, và những người không có những triêu chứng của phản ứng quá mẫn trước đó.

Trong tất cả các trường hợp, nếu ra y lệnh dùng lại abacavir, thì bệnh nhân phải được uống thuốc tại một đơn vị có sẵn nhân viên y tế hỗ trợ.

Phải khuyến cáo đối với mỗi bệnh nhân về phản ứng quá mẫn của abacavir.

Do rất nhiều tãc dụng phụ đã được thong báo, rất khó xác định xem nó có phải do abacavir gây ra hay do các thuốc khác được sử dụng để điều trị HIV hay là hậu quả của quá trình tiến triển của bệnh.

Nhiều triệu chứng đã được liệt kê ở trên thường xuất hiện (buồn nôn, nôn, đi ngoài, sốt, li bì, nổi ban) ở những bệnh nhân quá mẫn với abacavir. Vì vậy phải đánh giá xem liệu hiện tại có phản ứng quá mẫn ở những bệnh nhân có những triệu chứng trên. Những bệnh nhân đã phải ngừng abacavir sulfat đo những triệu chứng trên thì quyết định dùng lại các thuốc có chứa abacavir phải được thực hiện tại nơi có sẵn hỗ trợ y tế. Rất hiếm trường hợp xuất hiện hồng ban đa dạng, hội chứng Sieven Johnson hoặc hoại tử da nhiễm độc được báo cáo, không thể loại trừ tình trạng quá mẫn ở những bệnh nhân này. Phải ngừng vĩnh viễn những thuốc có chứa abacavir ở những bệnh nhân này.

Tần suất các phản ứng bất lợi liệt kê dưới đây được xác định theo quy ước như sau: rất hay gặp (≥1/100,<1/10); không hay gặp (≥1/1000,<1/100); hiếm (≥1/10000,<1⁄1000); rất hiếm (<1/10000).

Những rối loan dinh dưỡng và chuyển hóa.

Thường gặp: chán ăn.

Những rối loạn thần kinh trung ương.

Thường gặp: đau đầu.

Những rối loạn tiêu hóa.

Thường gặp: buồn nôn, nôn, đi ngoài.

Hiếm gặp: viêm tụy.

Các rối loạn da và mô dưới da.

Thường gặp: nổi ban (không có triệu chứng hệ thống).

Rất hiếm: hồng ban đa dạng, hội chứng Steven Johnson hoặc hoại tử da nhiễm độc.

Các rối loạn toàn thân và tại nơi dùng thuốc.

Thường gặp: sốt, li bì, mệt mỏi.

Những trường hợp nhiễm acid lactic có thể tử vong thường gặp ở bệnh nhân gan to và hoại tử gan, đã được báo cáo ở những người sử dụng các chất tương tự nueleosid.

Loạn dư?

return to top