THÀNH PHẦN
Mỗi viên nang cứng chứa:
CHINECIN.……………………150 mg (dưới dạng clindamycin hydroclorid).
Tá dược vừa đủ………………1 viên (Microcrystallin cellulose, magnesi stearate).
Mô tả: Viên nang cứng số 1, đầu màu đỏ đục, thân màu tím trong, đầu và thân nang có in chữ “STADA” màu trắng, bên trong chứa bột thuốc màu trắng.
DƯỢC LỰC HỌC
Clindamycin là kháng sinh thuộc nhóm lincosamid có hoạt tính kìm khuẩn chủ yếu đối với vi khuẩn hiếu khí gram dương và có phổ rộng đối với vi khuẩn yếm khí. Hầu hết vi khuẩn hiếu khí gram âm, bao gồm các vi khuẩn đường ruột đều đề kháng với clindamycin. Các lincosamid như clindamycin gắn kết với tiểu đơn vị 50S của ribosom vi khuẩn tương tự nhóm macrolid như erythromycin và ức chế giai đoạn đầu của quá trình tổng hợp protein. Hoạt tính của clindamycin chủ yếu là kìm khuẩn mặc dù nồng độ cao có thể diệt khuẩn chậm đối với các chủng nhạy cảm.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Khoảng 90% liều dùng của clindamycin hydroclorid được hấp thu qua đường tiêu hóa, nồng độ từ 2-3 ug/ml xuất hiện trong vòng 1 giờ sau khi uống liều 150 mg, với nồng độ trung bình khoảng 700 nanogam/ml sau 6 giờ. Nồng độ đỉnh trong huyết tương khoảng 4 ug/ml sau khi dùng liều 300 mg và khoảng 8 pg/ml sau khi dùng liều 600 mg. Sự hắp thu không bị giảm đáng kể bởi thức ăn nhưng tốc độ hắp thu có thể bị giảm. Clindamycin được phân bố rộng khắp trong các dịch và mô của cơ thẻ, gồm cả xương, nhưng không đạt được nồng độ đáng kể trong dịch não tủy. Thuốc khuyếch tán qua nhau thai vào tuần hoàn chung của thai nhi và hiện diện trong sữa mẹ. Thuốc đạt nồng độ cao trong mật. Thuốc tích lũy ở bạch cầu và đại thực bào. Hơn 90% clindamycin trong tuần hoàn gắn kết với protein huyết tương. Thời gian bán thải từ 2-3 giờ, nhưng có thể kéo dài hơn ở trẻ sơ sinh và những bệnh nhân suy thận nặng. Clindamycin bị chuyển hóa chủ yếu ở gan thành chát chuyển hóa có hoạt tính N-demethyl và sulfoxyd, và một số chất chuyển hóa không có hoạt tính khác. Khoảng 10% liều dùng được bài tiết vào nước tiểu dưới dạng thuốc có hoạt tính hoặc dạng chuyển hóa và khoảng 4% được bài tiết qua phân; phần còn lại được tiết dưới dạng chất chuyển hóa không có hoạt tính. Sự bài tiết chậm, diễn ra trong nhiều ngày. Thẳm phân máu để loại bỏ thuốc ra khỏi máu không hiệu quả.
CHỈ ĐỊNH
Vì có nguy cơ cao gây viêm đại tràng giả mạc (xem tác dụng phụ), nên clindamycin không phải là thuốc được lựa chọn đầu tiên. Nên dành thuốc này để điều trị những bệnh nhiễm vi khuẩn nhạy cảm với clindamycin nhw Bacteroides fragilis và Staphylococcus aureus, và đặc biệt điều trị những người bệnh bị dị ứng với penicilin. Clindamycin được dùng trong những trường hợp sau:
Phòng ngừa viêm màng trong tim hoặc nhiễm khuẩn do cấy ghép phẫu thuật cho những người bệnh dị ứng với penicilin hoặc những người đã điều trị lâu bằng penicilin.
Áp xe phổi, nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng do các vi khuẩn ky khí, Streptococcus, Staphylococcus, và Pneumococcus.
Nhiễm khuẩn trong ỗ bụng như viêm phúc mạc và áp xe trong ổ bụng.
Nhiễm khuẩn vết thương mưng mủ (phẫu thuật hoặc chắn thương).
Nhiễm khuẩn máu.
Sốt sản (đường sinh dục), nhiễm khuẩn nặng vùng chậu hông và đường sinh dục nữ như: viêm màng trong tử cung, áp xe vòi trứng không do lậu cầu, viêm tế bào chậu hông, nhiễm khuẩn băng quán ở âm đạo sau khi hấu thuật do vi khuẩn ky khí.
LIỄU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG
Clindastad 150 được sử dụng bằng đường uống. Nên uống thuốc với 1 ly nước đầy.
Người lớn: 150 - 300 mg clindamycin, 6 giờ một lần, liều 450 mg, 6 giờ một lần nếu nhiễm khuẩn nặng.
Trẻ em: 3 - 6 mg/kg thể trọng, 6 giờ một lần. Trẻ em dưới 1 tuổi hoặc cân nặng dưới 10 kg dùng 37,5 mg, 8 giờ một lần; dùng dạng dung dịch uống.
Để phòng ngừa viêm màng trong tim hoặc nhiễm khuẩn do phẫu thuật cấy ghép mô: Clindamycin 600 mg (10 mg/kg đối với người lớn) uống 1 - 2 giờ trước khi phẫu thuật và uống 300 mg (5 mg/kg) 6 giờ sau khi phẫu thuật.
Sốt sản (nhiễm trùng đường sinh dục): Đồi với sản phụ sốt nhưng không có biểu hiện trên lâm sàng, điều trị theo kinh nghiệm là: amoxycilin + acid clavulanic; nhưng nếu sốt kéo dài hơn 48 giờ: Uống clindamycin 300 mg, cứ 8 giờ một lần (nếu do Mycoplasma) cho đến khi hét sốt hoặc uống 500 mg erythromycin (nếu do Ureaplasma).
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh nhân có tiền sử nhạy cảm với clindamycin, lincomycin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
THẬN TRỌNG
Clindamycin nên được dùng thận trọng ở bệnh nhân có tiền sử bị bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt bị viêm ruột kết và ngừng ngay khi xuất hiện tiêu chảy hoặc viêm ruột kết. Ở bệnh nhân nữ trung niên và cao tuổi dễ xảy ra tiêu chảy nghiêm trọng hoặc viêm ruột kết màng giả.
Cần thận trọng ở những bệnh nhân dị ứng.
Kiểm tra định kỳ chức năng gan, thận và tế bào máu ở những bệnh nhân điều trị dài ngày và ở trẻ em.
Thận trọng với bệnh nhân có tiền sử viêm đại tràng.
Khuyến cáo điều chỉnh liều dùng và định kỳ phân tích enzym gan cho các bệnh nhân suy gan nặng.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Clindamycin có thể làm tăng tác dụng của các tác nhân phong bế thần kinh cơ, bởi vậy chỉ nên sử dụng rất thận trọng khi người bệnh đang dùng các thuốc này.
Clindamycin không nên dùng đồng thời với những thuốc sau:
+ Thuốc tránh thai steroid uống, vì làm giảm tác dụng của những thuốc này.
+ Erythromycin, vì các thuốc này tác dụng ở cùng một vị trí trên ribosom vi khuẩn, bởi vậy liên kết của thuốc này với ribosom vi khuẩn có thể ức chế tác dụng của thuốc kia.
+ Diphenoxylat, loperamid hoặc opiat (những chát chống nhu động ruột), những thuốc này có thể làm trầm trọng thêm hội chứng viêm đại tràng do dùng clindamycin, vì chúng làm chậm thải độc tố.
+ Hỗn dịch kaolin - pectin, vì làm giảm hắp thu clindamycin.
PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
Phụ nữ có thai: Chỉ dùng clindamycin khi thật cần thiết.
Phụ nữ cho con bú: Clindamycin bài tiết vào sữa mẹ (khoảng 0,7 - 3,8 microgam/ml), vi vậy nên tránh cho con bú trong thời gian điều trị thuốc.
ẢNH HƯỚNG TRÊN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC
Ảnh hưởng của clindamycin trên khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc chưa được đánh giá một cách có hệ thống.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Clindamycin có nguy cơ cao gây viêm đại tràng giả mạc do độc tố của Clostridium difficile tăng quá mức. Điều này xảy ra khi những vi khuẩn thường có ở đường ruột bị clindamycin phá hủy (đặc biệt ở người cao tuổi và những người có chức năng thận giảm). Ở một số người bệnh (0,1 - 10%) viêm đại tràng giả mạc có thể phát triển rất nặng và dẫn đến tử vong. Viêm đại tràng giả mạc được đặc trưng bởi: đau bụng, tiêu chảy, sốt, có chất nhày và máu trong phân. Soi trực tràng thấy những mảng trắng vàng trên niêm mạc đại tràng.
Tác dụng không mong muốn ở đường tiêu hóa chiếm khoảng 8% người bệnh.
Thường gặp
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy do Clostridium difficile.
Ít gặp
Da: Mày đay.
Khác: Phản ứng tại chỗ sau tiêm bắp, viêm tắc tĩnh mạch sau tiêm tĩnh mạch.
Hiếm gặp
Toàn thân: Sốc phản vệ.
Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin; giảm bạch cầu trung tính hồi phục được.
Tiêu hóa: Viêm đại tràng giả mạc, viêm thực quản.
Gan: Tăng transaminase gan hồi phục được.
QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ
Các trường hợp quá liều không có chỉ định điều trị đặc hiệu. Thời gian bán thải sinh học trong huyết thanh của clindamycin là 2,4 giờ. Không thể loại trừ clindamycin bằng cách thẳm tách máu hay thẩm tách màng bụng.
Nếu có phản ứng dị ứng nghiêm trọng xảy ra, nên điều trị với các biện pháp cấp cứu thông thường như corticosteroid, adrenalin và thuốc kháng histamin.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh