Tăng Kali máu, nhất là khi do dùng thuốc lợi muối niệu, Corticoid, thuốc nhuận tràng.
Cách dùng
Thuốc dùng đường tiêm.
Liều dùng
Tiêm tĩnh mạch:
Phải pha loãng nồng độ kali clorid với một thể tích lớn (1000 ml) của dịch thích hợp để truyền tĩnh mạch, nồng độ kali tốt nhất là 40 mmol trong một lít và không vượt quá 80 mmol/1 lít. Để tránh tăng kali máu trong khi truyền tĩnh mạch, tốc độ truyền không được nhanh, tốc độ 10 mmol/1 giờ thường là an toàn, khi lượng nước tiểu thải ra thoả đáng (trong điều trị cấp cứu, tốc độ truyền là 20 mmol/giờ). Thông thường, tốc độ truyền không bao giờ được phép vượt quá 1 mmol/1 phút cho người lớn và 0,02 mmol/1 kg thể trọng/1 phút đối với trẻ em. Nếu tốc độ truyền vượt quá 0,5 mmol/kg/giờ, thầy thuốc phải ngồi bên cạnh và theo dõi điện tâm đồ liên tục. Trong suốt thời gian dùng ở tốc độ cao, người bệnh cần được theo dõi thường xuyên về lâm sàng và điện tâm đồ. Nếu có rối loạn chức năng thận, đặc biệt là suy thận cấp như có dấu hiệu thiểu niệu hoặc tăng creatinin huyết thanh, xảy ra trong khi truyền kali clorid, cần ngừng truyền ngay. Có thể truyền lại nếu cần, nên dùng rất thận trọng và theo dõi chặt chẽ.
Điều trị giảm kali máu:
Tiêm truyền nhỏ giọt tĩnh mạch ngoại biên (kali huyết thanh nhỏ hơn 2,5 mmol/lít) tốc độ truyền 10 - 20 mmol/giờ, dành tốc độ nhanh hơn 20 mmol/giờ cho những trường hợp cấp cứu, có thể lặp lại cách 2 - 3 giờ nếu cần, nhưng nồng độ kali trong dịch truyền không được vượt quá nồng độ tối đa 40 mmol/lít.
Đau dạ dày, nôn, tiêu chảy, rối loạn tâm thần, thờ ơ, ngứa ran, đau nhói, cảm giác bị co kéo cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân, nặng hoặc yếu chân, da lạnh, xanh xao, đau bụng, phồng dạ dày, phân có màu đen. Cần gặp bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
Thận trọng khi sử dụng
Trước khi dùng Potassium, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với Kali hoặc bất kỳ loại thuốc nào và các thuốc bạn đang sử dụng. Nói với bác sĩ nếu bạn có hoặc đã từng có suy tim, suy thận, suy tuyến thượng thận, bệnh Addison. Nếu bạn đang có phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, cho bác sĩ hoặc nha sĩ biết bạn đang dùng Kali. Kiểm tra Kali máu trước và trong thời gian điều trị. Thận trọng khi sử dụng cho người già.
Phụ nữ có thai và cho con bú: Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết.
Chế độ ăn uống:
Nếu đang sử dụng muối thay thế, hãy nói với bác sĩ của bạn. Nhiều muối thay thế chứa Kali. Bác sĩ sẽ xem xét để xác định liều lượng Kali cần bổ sung. Bác sĩ có thể tư vấn sử dụng muối kali thay thế và ăn các loại thực phẩm giàu Kali (ví dụ, chuối, mận khô, nho khô và sữa).