1. Tìm hiểu bệnh nhiệt miệng
Nhiệt miệng, có thể nói là bệnh lý phổ biến, dễ dàng xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, bất kỳ độ tuổi nào. Bệnh không gây nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, nhất là trong ăn uống, giao tiếp.
Bệnh thường kéo dài trong vòng 1 tuần hoặc hơn. Người bị nhiệt miệng thường xuất hiện đốm trắng hoặc vàng nhỏ, xung quanh có viền đỏ bên trong khoang miệng, gây cảm giác đau rát. Các vết loét, hay nhiệt đều đều hình thành và phát triển trên mô mềm trong miệng như môi, má, dưới lưỡi hoặc nướu.
Thông thường, các vết nhiệt miệng đều không có tính lây lan, không ăn sâu vào biểu bì. Tuy nhiên nó sẽ cọ xát vào vòm miệng khi ăn uống, đặc biệt đối với đồ ăn có vị chua, cay, nóng, sẽ làm cho người bệnh đau đớn, khó chịu.
Bệnh nhiệt miệng có thể là do những nguyên nhân dưới đây:
– Chức năng gan suy giảm: Gan có chức năng lọc các chất độc trong cơ thể. Khi chức năng gan yếu kém sẽ dẫn đến việc tích tụ các độc tố. Lâu dần, các độc tố đó đọng lại ở vùng miệng, tạo thành các vết loét.
– Hệ miễn dịch kém: Khi hệ miễn dịch của bạn yếu, không đủ khả năng bảo vệ chống lại các vi sinh vật bên ngoài tấn công vào trong cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng sinh sôi nảy nở, hình thành nên các vết loét trong khoang miệng.
– Thiếu chất dinh dưỡng: Thiếu các chất vitamin như B9, B12, C và các khoáng chất như kẽm, sắt hoặc thiếu axit folic đều là các yếu tố dẫn đến nhiệt miệng.
– Tổn thương miệng: Có thể là do lúc đánh răng quá mạnh làm tổn thương nướu, lưỡi hoặc các mô mềm trong khoang làm hình thành nên các vết loét.
2. Bỏ túi cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất – hiệu quả nhất
Hầu hết ai trong số chúng ta cũng từng mắc bệnh nhiệt miệng bởi nó không phải là bệnh lý nguy hiểm gì đến tính mạng hay sức khỏe người bệnh. Thông thường, sau 1 – 2 tuần các vết loét sẽ tự khỏi mà không để lại sẹo. Nếu trong trường hợp nhiệt miệng kéo dài lâu gây đau rát, khó chịu, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây để chữa nhiệt miệng nhanh và hiệu quả.
2.1. Cách chữa nhiệt miệng nhất bằng nước muối
Nước muối có tính sát khuẩn cao mà lại an toàn, lành tính. Súc miệng nước muối hàng ngày có thể làm giảm đau rát tại vị trí loét miệng và làm khô nhanh nhiệt miệng. Bạn có thể tự pha nước muối để súc hàng ngày theo các bước dưới đây:
– B1: Hòa tan khoảng 5g muối tinh với 230ml nước ấm.
– B2: Súc miệng bằng dung dịch nước muối khoảng 15 – 30 giây rồi nhổ ra.
Bạn nên súc miệng để nước muối trôi sâu vào cổ họng, không được nuốt. Thực hiện 2 – 3 lần trong ngày để thấy hiệu quả tuyệt đối.
2.2. Sử dụng sữa chua
Theo nghiên cứu, sữa chua có tác dụng lợi khuẩn do có men vi sinh sống như lactobacillus. Đôi khi tình trạng nhiệt miệng xảy ra là do vi khuẩn HP hoặc bệnh viêm ruột gây ra. Nếu bạn đẩy lùi được vi khuẩn này thì nhiệt miệng sẽ không còn nữa. Vậy nên sữa chua sẽ tốt cho việc tiêu diệt vi khuẩn HP.
Bạn nên ăn sữa chua mỗi ngày sau mỗi bữa ăn để không chỉ giúp khỏi loét miệng mà còn tốt cho dạ dày.
2.3. Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất bằng mật ong
Mật ong có tác dụng chống viêm, chống nhiễm trùng thứ cấp, kháng khuẩn và giúp cho vết nhiệt không bị sưng đỏ và bỏng rát. Có rất nhiều phương pháp trị nhiệt miệng với mật ong mà bạn có thể áp dụng:
– Bạn có thể bôi mật ong trực tiếp lên vết loét miệng 4 lần mỗi ngày để thấy hiệu quả.
– Pha trà nóng thêm chút mật ong để dùng hàng ngày. Bạn nên nhấp môi từng chút một để dung dịch thẩm thấu vào vết nhiệt.
– Ngoài ra, sử dụng mật ong kết hợp với bột nghệ đắp lên vết nhiệt 2-3 lần/ngày để thấy công dụng tuyệt đối.
2.4. Sử dụng bã chè khô
Chất tanin có trong chè có tác dụng chữa nhiệt miệng nhanh chóng và hiệu quả. Mỗi lần uống trà, bạn nên giữ lại túi lọc chè, đắp trực tiếp lên vết loét. Cách này giúp làm giảm đau, sưng tấy và chống viêm hiệu quả.
2.5. Bổ sung các vitamin
Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và đẩy lùi vi khuẩn, bạn nên kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu vitamin:
– Vitamin B: thường có trong các thực phẩm như trứng cá, sữa gạo, sữa đậu nành…vào thực đơn hàng ngày.
– Axit folic: các loại rau xanh đậm như rau chân vịt, măng tây, cải xanh…
– Chứa sắt: Sắt có tác dụng chữa nhiệt miệng mà còn tăng độ cứng rắn cho xương và cơ. Thực phẩm giàu sắt bao gồm: hàu, gan gà, ngũ cốc, trứng…
– Nước dừa: giúp làm dịu viêm và nhiễm trùng loét của vết nhiệt.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý vị phương pháp chữa nhiệt miệng hiệu quả và giúp bạn tìm cho mình cách trị phù hợp với thể trạng mình nhất
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh