Davibest

Thành phần:

Trazodone HCl 50 mg

Công dụng:

Giảm triệu chứng của tất cả các dạng trầm cảm, bao gồm tình trạng lo âu đi kèm.  

Liều lượng - Cách dùng

Trầm cảm

Người lớn: Liều khởi đầu là 150 mg/ ngày chia thành nhiều lần uống sau khi ăn hoặc uống một lần trước khi đi ngủ. 

Có thể tăng liều lên 300 mg/ ngày dùng một lần hoặc chia thành nhiều lần. Phần chia liều lớn hơn sẽ được dùng trước khi đi ngủ. Có thể tăng liều cao hơn, đến 600 mg/ ngày chia thành nhiều lần ở bệnh nhân nhập viện. 

Người cao tuổi: Ở người tuổi rất cao hoặc yếu, liều khởi đầu khuyến cáo giảm xuống còn 100 mg/ ngày chia thành nhiều lần hoặc uống một lần trước khi đi ngủ. Có thể tăng liều từ từ dưới sự giám sát, dựa trên hiệu quả và dung nạp. Nói chung, nên tránh dùng liều đơn trên 100 mg ở những bệnh nhân này. Thường sẽ không dùng quá liều 300 mg/ ngày. 

Trẻ em: Chưa có thông tin khuyến cáo sử dụng trazodon cho trẻ em dưới 18 tuổi. 

Trầm cảm có kèm lo âu

Liều dùng như đối với trầm cảm. 

Lo âu

Liều dùng là 75 mg/ ngày tăng lên đến 300 mg/ ngày nếu cần thiết. 

Có thể giảm tác dụng không mong muốn của trazodon (tăng sự tái hấp thu và giảm nồng độ đỉnh trong huyết tương) bằng cách dùng thuốc sau bữa ăn. 

Bệnh nhân suy gan

Trazodon hydroclorid được chuyển hóa nhiều ở gan, và cũng gây độc trên gan. Vì vậy nên thận trong khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân suy gan, đặc biệt trong trường hợp suy gan nặng. Nên cân nhắc theo dõi thường xuyên chức năng gan. 

Suy thận

Thường không cần phải hiệu chỉnh liều, nhưng nên thận trong khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân suy thận nặng.  

Cách dùng: Thuốc được dùng bằng đường uống. 

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm với trazodon hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

  • Nhiễm độc rượu hoặc nhiễm độc thuốc ngủ.

  • Nhồi máu cơ tim cấp.

Tương tác thuốc:

Tương tác chung: Có thể tăng tác dụng an thần của các thuốc thần kinh, thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc chống lo âu; nên giảm liều trong những trường hợp trên. Quá trình chuyển hóa của thuốc trầm cảm tăng lên do tác động đến gan của các thuốc ngừa thai dạng uống, phenytoin, carbamazepin và barbiturat. Chuyển hóa thuốc trầm cảm bị ức chế bởi cimetidin và một số thuốc tâm thần khác.

Thử nghiệm in vitro cho thấy trazodon có khả năng tương tác với các chất ức chế mạnh CYP3A4 như erythromycin, ketoconazol, itraconazol, ritonavir, indinavir và nefazodon làm tăng nồng độ trong huyết tương của trazodon và tăng tác dụng không mong muốn. Phơi nhiễm với ritonavir khi khởi đầu điều trị hoặc điều trị lại với trazodon làm tăng khả năng tác dụng an thần kéo dài, ảnh hưởng trên tim mạch và tiêu hóa. Nếu sử dụng trazodon với các thuốc ức chế mạnh CYP3A4, nên cân nhắc giảm liều trazodon. Tuy nhiên, nên tránh sử dụng phối hợp trazodon và thuốc ức chế mạnh CYP3A4 nếu có thể. Carbamazepin làm giảm nồng độ huyết tương của trazodon khi dùng đồng thời. Sử dụng phối hợp trazodon với carbamazepin 400 mg/ ngày dẫn đến giảm nồng độ huyết tương trazodon và chất chuyển hóa có hoạt tính m-clorophenylpiperazin lần lượt 76% và 60%. Nên theo dõi chặt chẽ bệnh nhân để phát hiện nếu cần phải tăng liều trazodon khi dùng chung với carbamazepin.

Trazodon có thể làm tăng tác dụng thuốc giãn cơ và thuốc gây mê bay hơi. Nên cân nhắc tương tự như khi phối hợp thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm, bao gồm rượu. Trazodon làm tăng tác dụng an thần của rượu. Nên tránh sử dụng rượu trong khi điều trị với trazodon.

Trazodon được dung nạp tốt ở bệnh nhân tâm thần phân liệt bị trầm cảm sử dụng liệu pháp điều trị chuẩn với phenothiazin cũng như ở bệnh nhân Parkinson bị trầm cảm điều trị với levodopa. Thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng chuyển hóa của levodopa.
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Nên tránh dùng chung do nguy cơ tương tác gây nên hội chứng serotonin và tác dụng không mong muốn trên tim mạch.
Fluoxetin

Hiếm khi xảy ra gây tăng nồng độ trong huyết tương và tác dụng không mong muốn của trazodon khi sử dụng phối hợp với fluoxetin, một thuốc ức chế CYP1A2/ 2D6. Cơ chế của tương tác dược động học này chưa được hiểu hoàn toàn. Không thể loại trừ tương tác dược lực học (hội chứng serotonin).

Khả năng tương tác với các thuốc ức chế MAO khác đã được báo cáo. Không khuyến cáo sử dụng phối hợp trazodon và thuốc ức chế MAO, hoặc trong vòng 2 tuần sau khi ngừng điều trị với thuốc ức chế MAO. Cũng không khuyến cáo sử dụng thuốc ức chế MAO trong vòng 1 tuần sau khi ngừng trazodon.

Phenothiazin 

Phenothiazin, chlorpromazin, fluphenazin, levomepromazin, perphenazin: Có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng nghiêm trọng khi dùng chung với trazodon.

Tương tác khác: Sử dụng đồng thời trazodon với các thuốc có tác dụng kéo dài khoảng QT có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp thất, bao gồm cả xoắn đỉnh. Nên thận trọng khi sử dụng những thuốc này cùng với trazodon. Vì trazodon chỉ là một thuốc ức chế rất yếu sự tái hấp thu noradrenalin và không làm thay đổi đáp ứng huyết áp với tyramin, thuốc thường không ảnh hưởng đến hoạt tính hạ huyết áp của các thuốc có cấu trúc guanethidin. Tuy nhiên, nghiên cứu trên động vật cho thấy trazodon có thể ức chế hầu hết tác dụng cấp tính của clonidin. Trong trường hợp các thuốc chống tăng huyết áp khác, mặc dù chưa có báo cáo tương tác lâm sàng nào, khả năng xảy ra cũng nên được cân nhắc.Tần suất tác dụng không mong muốn có thể tăng khi sử dụng trazodon chung với chế phẩm chứa Hypericum perforatum (cỏ St John). Có báo cáo thay đổi thời gian prothrombin ở bệnh nhân sử dụng phối hợp trazodon và warfarin.

Tăng nồng độ trong huyết thanh của phenytoin và digoxin khi sử dụng chung với trazodon. Nên cân nhắc theo dõi nồng độ huyết thanh của phenytoin và digoxin ở những bệnh nhân này.

Liệu pháp sốc điện (ECT). Nên tránh sử dụng đồng thời ECT và trazodon.

Tác dụng phụ:

Trường hợp ý định tự tử và hành vi tự tử đã được báo cáo trong khi sử dụng trazodon hoặc sớm sau khi ngừng điều trị. Trazodon không ảnh hưởng đến mức pCO2 hoặc pO2 ở máu động mạch ở bệnh nhân suy hô hấp nặng do bệnh phổi hoặc phế quản mạn tính.
Các tác dụng không mong muốn phân theo tần suất và hệ cơ quan

Chưa rõ tần suất:

Máu và hệ bạch huyết: Rối loạn tạo máu (bao gồm mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu và thiếu máu). Miễn dịch: Phản ứng dị ứng. Nội tiết: Hội chứng tiết hormon chống bài niệu không phù hợp. Chuyển hóa và dinh dưỡng: Hạ natri huyết, sụt cân, biếng ăn, tăng cảm giác ngon miệng.
Tâm thần: Ý định tự tử hoặc hành vi tự tử, trạng thái lú lẫn, mất ngủ, mất phương hướng, hưng cảm, lo âu, hồi hộp, kích động (trầm trọng hơn là mê sảng), ảo tưởng, hành vi kích động, ảo giác, ác mộng, giảm ham muốn tình dục, hội chứng cai thuốc.
Thần kinh: Hội chứng serotonin, co giật, hội chứng an thần kinh ác tính, chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, buồn ngủ, không thể nghỉ ngơi, giảm phản xạ, run, nhìn mờ, rồi loạn trí nhớ, rung giật cơ, mất khả năng ngôn ngữ, dị cảm, loạn trương lực cơ, thay đổi vị giác.
Tim: Loạn nhịp tim (bao gồm xoắn đỉnh, đánh trống ngực, ngoại tâm thu, ngoại tâm thu thất cặp, nhịp nhanh thất), chậm nhịp tim, nhịp tim nhanh, bất thường điện tâm đồ (kéo dài khoảng QT).
Mạch máu: Hạ huyết áp thế đứng, tăng huyết áp, ngất.
Hô hấp, lồng ngực và trung thất: Nghẹt mũi, khó thở.
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, khô miệng, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, đau bụng, viêm dạ dày, tăng tiết nước bọt, liệt ruột.
Gan - mật: Bất thường chức năng gan (bao gồm vàng da và tổn thương tế bào gan), ứ mật trong gan.
Da và các mô dưới da: Phát ban da, ngứa, tăng tiết mồ hôi.
Cơ xương và mô liên kết: Đau ở chi, đau lưng, đau cơ, đau khớp.
Thận và tiết niệu: Rối loạn tiểu tiện.
Hệ sinh dục và tuyến vú: Chứng cương dương vật.
Toàn thân và đường sử dụng: Yếu, phù, triệu chứng giống cúm, kiệt sức, đau ngực, sốt.
Xét nghiệm: Tăng enzym gan.
Thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn khác, khuyên bệnh nhân thông báo các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.

Chú ý đề phòng:

Sử dụng cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi

Không nên dùng trazodon cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi. Hành vi tự tử (cố gắng tự tử và ý định tự tử) và hung hăng (chủ yếu là kích động, hành vi đối lập và giận dữ) đã được thấy ở trẻ em và thanh thiếu niên điều trị bằng thuốc chống trầm cảm thường xuyên hơn so với trẻ dùng giả dược. Hơn nữa, còn thiếu thông tin an toàn về sự phát triển, trưởng thành và sự phát triểu nhận thức và hành vi khi dùng kéo dài ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tự tử/ ý định tự tử hoặc tình trạng lâm sàng nặng hơn. Trầm cảm thường làm tăng nguy cơ ý định tự tử, tự làm hại bản thân và tự tử (những biến cố liên quan đến tự tử). Nguy cơ này dai dẳng cho đến khi có sự thuyên giảm đáng kể. Vì sự cải thiện có thể không xảy ra trong vài tuần đầu điều trị hoặc hơn, nên theo dõi chặt chẽ bệnh nhân cho đến khi có sự cải thiện. Theo kinh nghiệm lâm sàng, nguy cơ tự tử có thể tăng khi trong giai đoạn đầu hồi phục.

Các tình trạng tâm thần khác mà trazodon được chỉ định cũng có thể gây tăng nguy cơ những biến cố liên quan đến tự tử. Thêm vào đó, những tình trạng này có thể xảy ra đồng thời với rối loạn trầm cảm nặng. Cần thận trọng khi điều trị những bệnh nhân này như đối với những bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm nặng.

Bệnh nhân có tiền sử biến cố liên quan đến tự tử, hoặc những bệnh nhân biểu hiện một mức độ đáng kể ý định tự tử trước khi điều trị có nguy cơ ý định tử tử hoặc cố gắng tự tử cao hơn, và nên được theo dõi cẩn thận trong khi điều trị.

Nên theo dõi chặt chẽ bệnh nhân và đặc biệt là những bệnh nhân có nguy cơ cao khi điều trị đặc biệt là trong giai đoạn đầu điều trị và sau khi thay đổi liều. Bệnh nhân (và người chăm sóc) nên được cảnh báo về sự cần thiết phải theo dõi bất kỳ tính trạng lâm sàng nặng hơn, hành vi hoặc ý định tự tử và những thay đổi bất thường về hành vi và tìm lời khuyên y tế ngay lập tức nếu có những triệu chứng này xảy ra.
Để giảm tối đa nguy cơ cố gắng tự tử xảy ra, đặc biệt là khi khởi đầu điều trị, chỉ nên cho một lượng hạn chế trazodon một lần.Thận trọng về liều lượng và theo dõi thường xuyên khi dùng thuốc ở những bệnh nhân sau:
˗ Bệnh động kinh, tránh đột ngột tăng hoặc giảm liều.
˗ Bệnh nhân suy gan, thận. Đặc biệt thận trọng khi suy gan, thận nặng.
˗ Bệnh nhân có bệnh tim, ví dụ như: Cơn đau thắt ngực, rối loạn dẫn truyền hoặc block nhĩ thất các mức độ khác nhau và người nhồi máu cơ tim gần đây.
˗ Cường giáp.
˗ Rối loạn tiểu tiện, ví dụ như: Phì đại tuyến tiền liệt, tuy nhiên những bất lợi có thể không thấy được do tác dụng kháng cholinergic của trazodon ít.
˗ Bệnh nhân tăng nhãn áp góc hẹp cấp tính, tăng áp lực nội nhãn, mặc dù những thay đổi lớn có thể không thấy được do tác dụng kháng cholinergic ít của trazodon.
Khi bệnh vàng da xảy ra, điều trị bằng trazodon phải ngừng lại.

Dùng thuốc chống trầm cảm ở bệnh nhân tâm thần phân liệt hoặc các bệnh rối loạn tâm thần khác có thể làm xấu đi các triệu chứng bệnh tâm thần. Suy nghĩ hoang tưởng có thể bị tăng lên. Trong quá trình điều trị rối loạn tâm thần hưng - trầm cảm với trazodon, giai đoạn trầm cảm có thể thay đổi sang giai đoạn hưng cảm. Khi đó, phải ngừng sử dụng trazodon. Tương tác gây hội chứng serotonin/ hội chứng an thần kinh ác tính đã được báo cáo khi phối hợp sử dụng các chất có hoạt tính serotonergic khác như các thuốc chống trầm cảm khác (như thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI), thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc norepinephrin (SNRI) và thuốc ức chế monoamin oxidase (thuốc ức chế MAO)) và thuốc an thần, hội chứng này là một tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc.

Do mất bạch cầu hạt biểu hiện lâm sàng với các triệu chứng giống như cúm, đau họng và sốt, nên khi bị các triệu chứng trên nên tiến hành kiểm tra huyết học.
Hạ huyết áp, bao gồm hạ huyết áp tư thế đứng và ngất, đã được báo cáo xảy ra ở bệnh nhân được cho dùng trazodon. Dùng đồng thời thuốc điều trị hạ huyết áp với trazodon có thể phải giảm liều thuốc hạ huyết áp.

Bệnh nhân cao tuổi thường nhạy cảm hơn với thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là hạ huyết áp tư thế và các tác dụng kháng cholinergic khác.
Khi điều trị với trazodon, đặc biệt là cho một thời gian dài, khuyến cáo nên gia tăng thời gian từ khi giảm liều đến khi ngừng thuốc để giảm triệu chứng cai thuốc, đặc trưng bởi buồn nôn, nhức đầu và khó chịu. 
Không có bằng chứng trazodon có thể gây nghiện.
Như với các thuốc chống trầm cảm khác, trường hợp kéo dài khoảng QT hiếm khi báo cáo khi dùng trazodon. Cần thận trọng khi kê toa trazodon với các sản phẩm thuốc kéo dài khoảng QT. Trazodon nên được sử dụng thận trọng ở bệnh nhân bị bệnh tim mạch bao gồm cả những bệnh liên quan đến kéo dài khoảng QT.

Thuốc ức chế mạnh CYP3A4 có thể dẫn đến tăng nồng độ trazodon huyết thanh.
Tương tự như với các thuốc có tác động ức chế giao cảm alpha, trazodon hiếm khi gây ra cương dương. Có thể được điều trị bằng tiêm vào thể hang một chất alpha-adrenergic như adrenalin hoặc metaraminol. Tuy nhiên có những báo cáo biến chứng cương dương do trazodon cần can thiệp phẫu thuật hoặc dẫn đến rối loạn chức năng tình dục lâu dài. Bệnh nhân phát hiện những phản ứng nghi ngờ bất lợi nên ngưng trazodon ngay lập tức.
Trazodon có thể làm tăng đáp ứng với rượu, barbiturat và các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương khác. 
Nguy cơ chóng mặt/ choáng có thể tăng ở bệnh nhân ăn chay.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Ảnh hưởng của thuốc đối với công việc (người vận hành máy móc, người đang lái tàu xe, người làm việc trên cao và các trường hợp khác). Trazodon có ảnh hưởng ít đến vừa đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Giống như các thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương, bệnh nhân nên thận trọng về những nguy cơ khi lái xe hoặc vận hành máy móc cho đến khi chắc chắn mình không bị ảnh hưởng bởi buồn ngủ, an thần, chóng mặt, trạng thái lú lẫn, hoặc nhìn mờ.

return to top