Điều trị viêm tai ở trẻ em nhờ dùng kháng sinh, nên hay không nên?

Kháng sinh ít có tác dụng trong điều trị nhiễm trùng tai

Nhiễm trùng tai không phải lúc nào cũng do vi khuẩn gây ra. Rất nhiều các nghiên cứu cho thấy viêm tai do nhiễm khuẩn chỉ chiếm từ 51-78% số ca viêm tai. Điều đó có nghĩa là 22-49% còn lại là do các nguyên nhân khác như vi khuẩn thậm chí là nhạy cảm với một số thực phẩm. Và trong những trường hợp như thế thì kháng sinh sẽ không tác dụng.

Cho dù nguyên nhân có là gì đi chăng nữa thì tai vẫn có cơ chế tự giải quyết vấn đề viêm nhiễm đó bằng những cơ chế riêng. Một số nghiên cứu đã thống kê 60% trẻ em bị viêm tai tự khỏi trong vòng 24 giờ mà không cần dùng bất cứ loại kháng sinh nào. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 80% các ca nhiễm trùng tai khỏi hoàn toàn mà không cần tới điều trị thuốc.

Kết quả của một số nghiên cứu về hiệu quả của kháng sinh trong điều trị viêm tai cho thấy: kháng sinh chỉ nên được điều trị khi nhiễm trùng tai nặng thêm trong vòng 3-7 ngày. Kháng sinh không giúp ngăn chặn thủng màng nhĩ hoặc nhiễm trùng tai tiến triển nặng hơn ở nhiều trường hợp. Kháng sinh cũng không giúp giảm đau tai hoặc ngăn chặn việc suy giảm thính lực của trẻ nhỏ. Nhưng trong trường hợp trẻ dưới  2 tuổi viêm tai thì kháng sinh lại có nhiều tác dụng hơn.

Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ, không khuyến khích điều trị kháng sinh cho tất cả các ca nhiễm trùng tai. Nhưng vì áp lực của các bậc phụ huynh mong đợi một sự điều trị tích cực ngay lập tức nên phần lớn các bác sỹ buộc phải kê đơn kháng sinh điều trị.

 

Điều trị kháng sinh dẫn đến những ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe trẻ em

Một chút lợi ích của kháng sinh không đủ để đánh cược với những nguy hiểm mà kháng sinh gây ra. Trong số những trẻ em được điều trị kháng sinh thì  cứ 14 trẻ lại có 1 trẻ mắc tiêu chảy, nôn và phát ban.

Kháng sinh không phải là một công cụ điều trị  thông minh, bởi kháng sinh không thể phân biệt được đâu là lợi khuẩn, đâu là vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể con người. Đặc biệt là những kháng sinh phổ rộng có thể thanh lọc một loạt các lợi khuẩn đang cư trú trên người.

Vốn dĩ xây dựng được một hệ thống vi khuẩn cộng sinh trong cơ thể con người đã khó và mất thời gian lâu nên một khi uống kháng sinh nghĩa là bạn xác định phải  xây dựng lại từ đầu. Các vi khuẩn cộng sinh trong cơ thể chúng ta đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc củng cố hệ miễn dịch, chuyển hóa, dinh dưỡng, thải độc, chống lại việc viêm nhiễm và nhiều lợi ích khác.

Đặc biệt là trẻ em - những đối tượng dễ bị đe dọa bởi những nhiễm trùng cơ hội khác khi bị mất cân bằng lợi khuẩn trong cơ thể. Ví dụ, chỉ cần một liều amoxicilin hoặc các kháng sinh nhóm macrolide (là những kháng sinh phổ rộng được dùng rộng rãi nhất trên thế giới) có thể làm tăng nguy cơ nhiễm H.Pylori (vi khuẩn gây viêm dạ dày) từ 20 đến 50%. Hoặc có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh hen, sốt hoặc dị ứng da.

Với những bằng chứng trên có lẽ việc điều trị kháng sinh trong viêm tai là điều không quá cần thiết. Hơn nữa việc lạm dụng kháng sinh sẽ làm tăng các vi khuẩn kháng thuốc trong cộng đồng.

Kháng sinh nhất thiết phải được dùng dưới sự giám sát của bác sỹ và chỉ nên kê đơn trong những trường hợp cần  thiết. Dùng kháng sinh không được kê đơn không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây nặng thêm tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn trong cộng đồng.

Với những trẻ bị nhiễm trùng tai mạn tính, việc đặt ống dẫn lưu là điều không thể tránh khỏi. Chiếc ống này sẽ dẫn dịch từ tai ra ngoài do đó tránh được tình trạng nhiễm trùng tai thường xuyên. Mặc dù hiệu quả của ống dẫn lưu đã được chứng minh nhưng đây cũng không phải là một phương pháp hoàn hảo. Những rủi ro trong khi phẫu thuật, việc tái nhiễm trùng tai không phải là không xảy ra cũng là những điều cần cân nhắc.

 

Phương pháp điều trị nhiễm trùng tai an toàn nhất

Bạn có thể giúp con bạn giảm nguy cơ mắc viêm tai và hạn chế viêm tai nghiêm trọng bằng những việc sau:

  • Với trẻ sơ sinh: việc nuôi con bằng sữa mẹ vô cùng quan trọng vì giúp trẻ xây dựng được hệ thống miễn dịch tốt hơn là ăn sữa công thức.

  • Áp dụng chế độ ăn thực phẩm tươi sống giàu dinh dưỡng cho trẻ

  • Chú ý và phát hiện ra bé nhạy cảm với loại thức ăn nào và giải quyết tình trạng mẫn cảm đó. Các chế phẩm từ sữa dễ là nguyên nhân gây ra tình trạng tái nhiễm trùng nhất.

  • Cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết vì vitamin D giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn

  • Củng cố hệ miễn dịch của trẻ.

Một số phương pháp làm giảm những triệu chứng của bệnh viêm tai:

  • Vệ sinh mũi miệng tránh tình trạng viêm nhiễm làm gia tăng các nguy cơ  viêm tai bằng cách rửa mũi miệng bằng nước muối sinh lý

  • Tăng các thực phẩm củng cố hệ miễn dịch như tỏi, các thực phẩm giàu lợi khuẩn như thực phẩm lên men. Nếu cần thiết thì có thể dùng những thực phẩm chức năng để kich thích hệ miễn dịch.

  • Bạn có thể xem xét điều trị viêm tai bằng thảo dược nhất là những trường hợp viêm tai do virus vừa không ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột vừa không chịu những nguy cơ nguy hiểm của kháng sinh phổ rộng mặc dù  mất thời gian lâu hơn để các thảo dược này phát huy tác dụng

Nếu như tình trạng càng ngày càng nặng thì việc dùng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên đừng quá lo lắng vì vẫn có những cách hạn chế được tác dụng phụ của kháng sinh, trong đó việc tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sỹ là cực kỳ quan trọng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top