1. Kết luận theo tiêu chuẩn y học:
Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi hiện hành (ICD-10), căn cứ Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:
a) Họ và tên;
b) Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mã bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc? Cụ thể:
c) Các nhóm triệu chứng để chẩn đoán:
- Tư duy vang thành tiếng, tư duy bị áp đặt hay bị đánh cắp và tư duy bị phát thanh;
- Các hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối hay bị động có liên quan rõ rệt đến vận động thân thể hay các chi hoặc có liên quan đến những ý nghĩ, hành vi hay cảm giác đặc biệt; Tri giác hoang tưởng;
- Các ảo thanh bình luận thường xuyên về hành vi của bệnh nhân hay thảo luận với nhau về bệnh nhân hoặc các loại ảo thanh khác xuất phát từ một bộ phận nào đó của thân thể;
- Các loại hoang tưởng dai dẳng khác không thích hợp về mặt văn hóa và hoàn toàn không thể có được như tính đồng nhất về tôn giáo hay chính trị hoặc những khả năng và quyền lực siêu nhân (thí dụ: có khả năng điều khiển thời tiết, hoặc đang tiếp xúc với những người của thế giới khác);
- Ảo giác dai dẳng bất cứ loại nào, có khi kèm theo hoang tưởng thoáng qua hay chưa hoàn chỉnh, không có nội dung cảm xúc rõ ràng hoặc kèm theo ý tưởng quá dai dẳng hoặc xuất hiện hàng ngày trong nhiều tuần hay nhiều tháng;
- Tư duy gián đoạn hay thêm từ khi nói, đưa đến tư duy không liên quan hay lời nói không thích hợp hay ngôn ngữ bịa đặt;
- Tác phong căng trương lực như kích động, giữ nguyên dáng hay uốn sáp, phủ định, không nói, hay sững sờ;
- Các triệu chứng âm tính như vô cảm rõ rệt, ngôn ngữ nghèo nàn, các đáp ứng cảm xúc cùn mòn hay không thích hợp thường đưa đến cách ly xã hội hay giảm sút hiệu suất lao động xã hội; phải rõ ràng là các triệu chứng trên không do trầm cảm hay thuốc an thần kinh gây ra;
- Biến đổi thường xuyên và có ý nghĩa về chất lượng toàn diện của tập tính tác nhân biểu hiện như là mất thích thú, thiếu mục đích, lười nhác, thái độ mê mải suy nghĩ về bản thân và cách ly xã hội.
d) Tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào ICD 10:
- Phải có ít nhất một nhóm triệu chứng (rõ ràng) trong bốn nhóm triệu chứng từ (1) đến (4), hoặc có ít nhất hai trong số năm nhóm triệu chứng từ (5) đến (9);
- Các triệu chứng kéo dài ít nhất một tháng;
- Loại trừ: Bệnh não, trầm cảm, hưng cảm mở rộng, bệnh nhân trong trạng thái nhiễm độc ma túy.
2. Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi:
a) Mất khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi:
- Có cơn xung động phân liệt;
- Giai đoạn bệnh cấp tính;
- Do hoang tưởng và/ hoặc ảo giác chi phối;
- Giai đoạn sa sút trí tuệ.
b) Hạn chế khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ở các vụ việc dân sự): giai đoạn bệnh thuyên giảm.
c) Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: giai đoạn bệnh ổn định.
BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT THỂ PARANOID (F20.0)
1. Kết luận theo tiêu chuẩn y học:
Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán hiện hành của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD-10), căn cứ Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:
a) Họ và tên;
b) Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mã bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc?
c) Tiêu chuẩn chẩn đoán:
- Đủ tiêu chuẩn chung cho chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt.
- Các ảo giác và/ hoặc hoang tưởng phải nổi bật, các rối loạn cảm xúc, ý chí và lời nói tương đối kín đáo.
- Hoang tưởng có thể thuộc bất cứ loại nào, tuy nhiên các hoang tưởng bị kiểm ra, bị chi phối hay bị động và hoang tưởng bị truy hại là đặc trưng nhất.
- Ảo giác chủ yếu là ảo thanh đe dọa, mệnh lệnh hay đàm thoại, các loại ảo giác khác có thể xuất hiện nhưng không chiếm ưu thế.
2. Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi:
a) Mất khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi:
+ Giai đoạn bệnh cấp tính;
+ Hoang tưởng và/ hoặc ảo giác trực tiếp chi phối hành vi;
+ Cơn xung động phân liệt;
+ Giai đoạn sa sút trí tuệ (sa sút tâm thần).
b) Hạn chế khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ở các vụ việc dân sự): Giai đoạn bệnh thuyên giảm.
c) Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: Giai đoạn bệnh ổn định. .
BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT THỂ THANH XUÂN (F20.1)
1. Kết luận theo tiêu chuẩn y học:
Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán hiện hành của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD-10), căn cứ Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:
a) Họ và tên;
b) Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mà bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc?
c) Tiêu chuẩn chẩn đoán:
- Đủ tiêu chuẩn chung cho chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt.
- Thường xuất hiện ở tuổi thanh thiếu niên hay người thành niên trẻ.
- Rối loạn cảm xúc nổi bật với các đặc trưng: cảm xúc hời hợt, không thích hợp và thường kèm theo cười khúc khích hay tự mãn, mỉm cười một mình hay kiểu cách.
- Tư duy lộn xộn, lời nói dông dài và rời rạc.
- Hành vi lố lăng, kiểu cách, điệu bộ thiếu mục đích.
- Hoang tưởng và các ảo giác có thể có nhưng không thường xuyên.
2. Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi:
a) Mất khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi:
+ Giai đoạn bệnh cấp tính;
+ Cơn xung động phân liệt;
+ Giai đoạn sa sút trí tuệ (sa sút tâm thần).
+ Hoang tưởng và/ hoặc ảo giác chi phối hành vi.
b) Hạn chế khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ở các vụ việc dân sự): Giai đoạn bệnh thuyên giảm.
c) Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: Giai đoạn bệnh ổn định..
BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT THỂ KHÔNG BIỆT ĐỊNH (F20.3)
1. Kết luận theo tiêu chuẩn y học:
Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán hiện hành của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD-10), căn cứ Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:
a) Họ và tên;
b) Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mà bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc?
c) Tiêu chuẩn chẩn đoán:
- Đủ tiêu chuẩn chung cho chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt.
- Không thỏa mãn các tiêu chuẩn chẩn đoán của các thể: paranoid, thanh xuân hay căng trương lực.
2. Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi:
a) Mất khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi:
+ Giai đoạn bệnh cấp tính;
+ Cơn xung động phân liệt;
+ Hoang tưởng và/ hoặc ảo giác chi phối;
+ Giai đoạn sa sút trí tuệ (sa sút tâm thần).
b) Hạn chế khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ở các vụ việc dân sự): Giai đoạn bệnh thuyên giảm.
c) Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: Giai đoạn bệnh ổn định..
BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT THỂ TRẦM CẢM SAU PHÂN LIỆT (F20.4)
1. Kết luận theo tiêu chuẩn y học:
Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán hiện hành của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD-10), căn cứ Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:
a) Họ và tên;
b) Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mã bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc?
c) Tiêu chuẩn chẩn đoán:
- Đủ tiêu chuẩn chung cho chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt trong vòng 12 tháng qua.
- Một số triệu chứng bệnh tâm thần phân liệt còn tồn tại nhưng không nổi bật và các triệu chứng trầm cảm nổi lên đáp ứng tiêu chuẩn của một giai đoạn trầm cảm (F32).
2. Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi:
a) Mất khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi:
+ Trầm cảm mức độ nặng có hoặc không kèm theo các triệu chứng loạn thần;
+ Hoang tưởng và/ hoặc ảo giác chi phối;
+ Cơn xung động phân liệt;
+ Giai đoạn sa sút trí tuệ (sa sút tâm thần).
b) Hạn chế khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ở các vụ việc dân sự):
+ Giai đoạn bệnh thuyên giảm,
+ Trầm cảm mức độ nhẹ hoặc vừa.
c) Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: Giai đoạn bệnh ổn định. .
BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT THỂ DI CHỨNG (F20.5)
1. Kết luận theo tiêu chuẩn y học:
Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán hiện hành của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD-10), căn cứ Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:
a) Họ và tên;
b) Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mà bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc?
c) Tiêu chuẩn chẩn đoán:
- Trong quá khứ ít nhất có một giai đoạn loạn thần rõ rệt đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt.
- Những triệu chứng phân liệt “âm tính” nổi bật: cảm xúc cùn mòn, ngôn ngữ nghèo nàn, tính bị động thiếu sáng kiến, kém chăm sóc bản thân và kém hoạt động xã hội.
- Một thời kỳ ít nhất 1 năm trong đó cường độ và tần số các triệu chứng phong phú như hoang tưởng, ảo giác còn tối thiểu hoặc giảm nhẹ và hội chứng âm tính vẫn còn tồn tại.
- Không có trạng thái mất trí hay bệnh lý thực tổn nào khác.
2. Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi:
a) Mất khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi:
+ Giai đoạn bệnh tiến triển.
+ Hoang tưởng và/ hoặc ảo giác chi phối.
+ Cơn xung động phân liệt.
+ Giai đoạn sa sút trí tuệ (sa sút tâm thần).
b) Hạn chế khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ở các vụ việc dân sự): Giai đoạn bệnh thuyên giảm.
c) Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: Người bệnh tâm thần phân liệt thể di chứng (F20.5) không có đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi. .
BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT THỂ ĐƠN THUẦN (F20.6)
1. Kết luận theo tiêu chuẩn y học:
Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán hiện hành của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD-10), căn cứ Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:
a) Họ và tên;
b) Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mã bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc?
c) Tiêu chuẩn chẩn đoán:
- Đủ tiêu chuẩn chung cho chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt.
- Các nét âm tính đặc trưng của tâm thần phân liệt (cảm xúc cùn mòn, ý chí giảm sút,...) xuất hiện mà không có các triệu chứng loạn thần nào đi trước.
- Tác phong kỳ dị phát triển âm thầm nhưng tăng dần.
2. Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi:
a) Mất khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi:
+ Giai đoạn bệnh cấp tính;
+ Cơn xung động phân liệt;
+ Giai đoạn sa sút trí tuệ (sa sút tâm thần),
b) Hạn chế khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ở các vụ việc dân sự): Giai đoạn bệnh thuyên giảm.
c) Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: Giai đoạn bệnh ổn định..
RỐI LOẠN TÂM THẦN PHÂN LIỆT (F21)
1. Kết luận theo tiêu chuẩn y học:
Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi hiện hành (ICD-10), căn cứ Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 08 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:
a) Họ và tên;
b) Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không? Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (mã bệnh)? Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc? Cụ thể:
- Có 3 hay 4 trong số các biểu hiện sau:
+ Cảm xúc không thích hợp, hay hời hợt;
+ Tác phong hay hình dáng bề ngoài lạ lùng, kỳ quái;
+ Ít tiếp xúc với người xung quanh;
+ Tin tưởng kỳ dị hay tư duy thần bí;
+ Hoài nghi hay ý tưởng paranoid;
+ Nghiền ngẫm, ám ảnh, thường có nội dung sợ dị hình, tình dục hay xâm phạm;
+ Đôi khi xuất hiện các ảo tưởng cơ thể - giác quan hay ảo tưởng khác, giải thể nhân cách hay tri giác sai thực tại;
+ Tư duy và lời nói mơ hồ, chi li ẩn dụ, quá chải chuốt hay định hình;
+ Thỉnh thoảng xuất hiện giai đoạn loạn thần.
- Các biểu hiện trên tồn tại ít nhất trong hai năm.
- Chưa bao giờ có đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt.
2. Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi:
a) Mất khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi:
+ Giai đoạn bệnh cấp tính;
+ Các triệu chứng loạn thần chi phối hành vi.
b) Hạn chế khả năng nhận thức và/ hoặc khả năng điều khiển hành vi (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ở các vụ việc dân sự): giai đoạn bệnh thuyên giảm.
c) Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: giai đoạn bệnh ổn định.