Coi chừng bệnh quai bị nguy hiểm khôn lường
Bệnh quai bị biến chứng gây viêm tinh hoàn đe dọa vô sinh nam giới
Theo những thống kê ghi nhận, khoảng 35% bệnh nhân quai bị sau tuổi dậy thì bị viêm tinh hoàn.
Khi bị viêm tinh hoàn bạn sẽ thấy các triệu chứng như 1 hoặc 2 bên tinh hoàn sưng đau, sưng to gấp 2-3 lần bình thường kèm theo đó là cảm giác nóng tức, sốt cao. Nếu người bệnh không được đưa đến bệnh viện kịp thời, viêm tinh hoàn sẽ dẫn đến teo tinh hoàn đe dọa vô sinh cho nam giới.
Biến chứng quai bị gây viêm buồng trứng
Có khoảng 7% nữ giới gặp biến chứng về bệnh viêm buồng trứng với các biểu hiện như đau bụng âm ỉ, đau từng cơn ở một bên hố chậu kèm theo tình trạng sốt cao không hạ, ra nhiều huyết trắng một cách bất thường. Khi có các dấu hiệu này bạn cần đến bệnh viện gặp bác sĩ, nghe theo lời khuyên, lời chỉ dẫn của bác sĩ nhằm tránh hậu quả về sau.
3-7% bệnh nhân quai bị gây biến chứng viêm tụy
Đây là dạng biến chứng nặng của quai bị, tình trạng này chiếm từ 3-7%. Bệnh nhân sẽ xuất hiện cảm giác đau bụng nhiều, đau âm ỉ kéo dài, kèm theo đó là tình trạng tụt huyết áp, đau đầu, buồn nôn.
Biến chứng sảy thai, con dị dạng do mắc quai bị khi đang mang bầu
Bệnh quai bị ở phụ nữ có thai được coi là bệnh nguy hiểm bởi nó sẽ gây tình trạng sẩy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc sinh con dị dạng, vì vậy chúng ta cần phải chú ý một cách tuyệt đối để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và của bào thai trong bụng.
Khi bị quai bị nên làm gì?
Khi có dấu hiệu là bị bệnh quai bị, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác bởi vì viêm tuyến nước bọt không chỉ do virus quai bị mà còn nhiều loại virus hoặc vi khuẩn khác. Khi xuất hiện các triệu chứng bệnh quai bị, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Cần hạ sốt, hạ thân nhiệt cho bệnh nhân bằng khăn ấm.
– Người mắc bệnh nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để phòng tránh lây nhiễm. Chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi, đắp lên vùng bị sưng để tránh bị nhiễm độc.
– Cách ly người bệnh khoảng 2 tuần từ khi phát hiện bệnh.
– Kiêng nước lạnh, kiêng gió.
– Nghỉ ngơi, hạn chế vận động (đặc biệt là khi phát hiện tinh hoàn có hiện tượng sưng đau).
– Vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng chuyên dụng. Như thế sẽ giảm tình trạng khô miệng và tránh để vi khuẩn có môi trường thuận lợi phát triển.
– Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Không ăn đồ nếp, cá mè, cá chép.
– Ăn đa dạng các loại rau xanh và quả tươi giúp bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tăng khả năng miễn dịch.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh