Thực tế, bản thân gai xương khớp không gây đau. Thay vào đó, triệu chứng này chủ yếu là do các vấn đề liên quan (thoái hoá, viêm khớp…) dẫn đến.
Ngoài ra, kích thước của gai quá lớn cũng có nguy cơ kéo theo nhiều hệ luỵ khôn lường. Chẳng hạn như, trong trường hợp gai cột sống, các đoạn xương dư thừa phát triển quá mức sẽ chèn ép rễ thần kinh gần đó và gây đau ngứa, tê yếu hay châm chích ở một số bộ phận (tay, chân…) tuỳ vào dây thần kinh bị ảnh hưởng.
Phẫu thuật loại bỏ gai xương thường không cần thiết, vì các triệu chứng khó chịu có thể được kiểm soát tốt bằng phương pháp điều trị bảo tồn. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn sẽ đề xuất hướng điều trị xâm lấn này nếu:
Lúc này, các chuyên gia sẽ giải thích quy trình, hiệu quả và cả rủi ro của ca phẫu thuật sắp tới, ví dụ như nhiễm trùng, xuất huyết, hình thành huyết khối (cục máu đông)…
Ngoài việc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cũng nên xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh. Đặc biệt, duy trì cân nặng phù hợp là điều cần thiết để giảm bớt áp lực đè nặng lên các khớp, xương đang chịu thương tổn.
Kết hợp việc luyện tập với một chế độ ăn uống gồm những thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho xương khớp như canxi, vitamin D và omega-3… sẽ góp phần giúp người bệnh cải thiện tình trạng sức khỏe tốt hơn. Bên cạnh đó, đừng quên kiêng bia rượu và một số thực phẩm nhiều đường, muối hay chất béo bão hòa để tránh khiến các triệu chứng đau, sưng viêm trở nên tệ hơn.
Phòng ngừa gai xương hình thành là điều không thể nếu tình trạng này liên quan đến thoái hóa khớp hoặc cột sống. Tuy nhiên, một số biện pháp dưới đây có thể hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ hình thành những mấu xương thừa này từ những vấn đề khác, bao gồm: