Emanera

Thuốc Emanera là gì?

Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), kết hợp với các kháng sinh thích hợp trong việc phòng chống loét dạ dày và tá tràng, nguy cơ bị loét, phòng chống loét ở những bệnh nhân đang sử dụng NSAID hoặc những bệnh nhân có nguy cơ.

Thành phần 

  • Dược chất chính: Esomeprazol (dưới dạng Esomeprazol magnesium dihydrate) 20mg
  • Loại thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng thuốc, hàm lượng: Viên nang cứng, 20mg

Công dụng 

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

  • Điều trị viêm thực quản do trào ngược
  • Phòng ngừa sự tái phát viêm thực quản
  • Điều trị triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Kết hợp với các kháng sinh thích hợp trong việc:

Phòng chống loét dạ dày và tá tràng, nguy cơ bị loét

Ở những bệnh nhân đang dùng NSAID

  • Phòng chống loét ở những bệnh nhân đang sử dụng NSAID hoặc những bệnh nhân có nguy cơ
  • Hội chứng Zolinger - Ellison và các trường hợp khác có kèm theo tăng tiết acid dạ dày.

Liều dùng

Cách dùng

Thuốc dùng đường uống.

Liều dùng

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Điều trị viêm thực quản do trào ngược: 40mg mỗi ngày trong vòng 4 tuần. Có thể dùng thêm 4 tuần nữa đối với những bệnh nhân vẫn còn viêm.
  • Điều trị duy trì sau khi đã khỏi viêm thực quản: 20mg mỗi ngày.
  • Điều trị triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản: 20mg mỗi ngày nếu bệnh nhân không bị viêm thực quản do trào ngược khoảng 4 tuần.

Điều trị kết hợp với kháng sinh tiêu diệt Helicobacter pylori:

20mg Emanera kết hợp với 1 g amoxicillin và 500mg clarithromycin, ngày 2 lần trong vòng 7 ngày.

Đối với những bệnh nhân đang sử dụng NSAID:

Điều trị loét dạ dày do dùng thuốc kháng viêm NSAID: 20mg mỗi ngày trong vòng 4 đến 8 tuần.

Dự phòng điều trị loét dạ dày ở những người có nguy cơ cao về biến chứng ở dạ dày - tá tràng, nhưng có yêu cầu phải tiếp tục điều trị bằng thuốc chống viêm không steorid: Uống mỗi ngày 20mg.

Điều trị hội chứng Zollinger Ellison

Liều khởi đầu khuyến cáo là Emanera 40mg, 2 lần/ngày. Sau đó điều chỉnh theo đáp ứng từng bệnh nhân và tiếp tục điều trị khi còn chỉ định về mặt lâm sàng.

Người tổn thương chức năng thận

Không cần phải điều chỉnh liều ở bệnh nhân tổn thương chức năng thận. Do ít kinh nghiệm về việc dùng thuốc ở bệnh nhân.

Người tổn thương chức năng gan

Không cần giảm liều ở người tổn thương chức năng gan ở mức độ nhẹ đến trung bình. Ở bệnh nhân suy gan nặng, không nên dùng quá liều tối đa 20mg esomeprazol.

Người cao tuổi

Không cần điều chỉnh liều ở người cao tuổi.

Tác dụng phụ 

Phổ biến: đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn/nôn

Không phổ biến: phù nề, mất ngủ, viêm da, ngứa, phát ban, chứng mày đay

Lưu ý 

Thận trọng khi sử dụng

  • Không có sự hiện diện của triệu chứng cảnh giác (như sụt cân đáng kể, không chủ đích, nôn mửa tái phát, khó nuốt, nôn ra máu hoặc đại tiện ra máu đen) và khi có hay nghi ngờ bị loét dạ dày nên loại trừ khả năng ác tính vì điều trị bằng Esomeprazol có thể che lấp các triệu chứng và chậm trễ việc chẩn đoán.
  • Theo dõi thường xuyên đối với bệnh nhân điều trị dài hạn (hơn 1 năm). Khi kê toa esomeprazol để diệt trừ H.pylori nên xem xét các tương tác thuốc có thể xảy ra trong phác đồ điều trị 3 thuốc.

Tương tác thuốc

Ảnh hưởng của esomeprazol trên dược động học của các thuốc khác.

Những thuốc hấp thu phụ thuộc pH

Tình trạng giảm độ acid dạ dày khi điều trị bằng esomeprazol có thể làm tăng hay giảm sự hấp thu của các thuốc khác nếu cơ chế hấp thu của các thuốc này bị ảnh hưởng bởi độ acid dạ dày. Cũng giống như các thuốc ức chế tiết acid dịch vị khác hay thuốc kháng acid, sự hấp thu của ketoconazole và itraconazole có thể giảm trong khi điều trị với esomeprazol.

return to top