✴️ Giải mã cơn đau đại tràng của bạn Nhiều rối loạn ảnh hưởng

1. Nguyên nhân dẫn đến cơn đau đại tràng

1.1. Yếu tố tâm thần, thần kinh

Sợ hãi, căng thẳng, lo lắng và những cảm xúc khác thường có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Patricia Álvarez Quintero – bác sĩ nội khoa, bác sĩ tiêu hóa và là tác giả của cuốn sách La mente y las enfermedades digestivas (Các bệnh về Tâm trí và Tiêu hóa) đã có giải thích về vẫn đề này.

Não và ruột được kết nối thông qua hệ thống thần kinh ruột tại lớp niêm mạc của ruột già. Hệ thống thần kinh này có các thụ thể và hormone có thể hoạt động đơn lẻ. Vì thế nó nhận được các tín hiệu cảm xúc của chúng ta mà không cần đến hệ thống thần kinh trung ương điều khiển. Đó là lý do khi bạn bị stress, căng thẳng cũng có thể dẫn đến tình trạng bị đau, tức bụng.

 

1.2 Hệ vi khuẩn

Vi khuẩn đường ruột cũng ảnh hưởng đến những phản ứng trong cơn đau đại tràng. Hệ thống này có vai trò then chốt đối với chức năng ruột già.

Cơ thể con người có hơn 40 tỷ vi khuẩn, 90% trong số đó nằm trong hệ tiêu hóa. Theo các chuyên gia: chúng giúp chế biến thuốc, thực phẩm và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Mặc dù những vi khuẩn này có thể có lợi nhưng căng thẳng, lo lắng và sợ hãi có thể khiến vi khuẩn gây bệnh phát triển. Từ đó làm tăng tạo khí trong ruột già, gây đầy hơi và viêm ở bụng. Chúng cũng tạo ra các chất chuyển hóa có thể di chuyển đến não. Hậu quả có thể làm nặng mức độ lo lắng và trầm cảm.

Cũng vì 90% tổng số vi khuẩn trong cơ thể con người được tìm thấy trong hệ tiêu hóa, sống chung với các bệnh lý đại tràng là một thử thách hàng ngày đối với người bệnh. Đó là lý do tại sao việc chăm sóc sức khỏe và tinh thần của bạn rất quan trọng để ngăn ngừa các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.

 

1.3 Yếu tố khác

Ngoài ra, có một số yếu tố khác  gây ra đau đại tràng như:

  • Di truyền, đặc biệt là ở những bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc chứng này.
  • Một nguyên nhân khác bắt nguồn trong môi trường sống, chẳng hạn vi khuẩn salmonella hoặc shigella. Nó thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống miễn dịch.

 

2. Nhận biết các triệu chứng

2.1 Đau bụng – triệu chứng điển hình của cơn đau đại tràng

Đau bụng là triệu chứng rất thường gặp, có thể thoáng qua hoặc kéo dài.

  • Các lớp cơ đại tràng co thắt từng đợt gây ra các cơn đau quặn thắt hoặc đau quặn từng cơn. Cơn đau thường ở vùng bụng dưới nhưng có thể cảm thấy bất cứ nơi nào dọc theo đường đi của đại tràng. Vì các cơ không co lại theo mô hình bình thường và các chất chứa trong ruột di chuyển nhanh chóng qua đại tràng, nên có rất ít thời gian để nước được tái hấp thu. Điều này dẫn đến đi ngoài ra nước. Nếu niêm mạc đại tràng bị viêm và vỡ ra, có thể xảy ra chảy máu.
  • Cơn đau có thể đến trước, trong và /hoặc sau một đợt tiêu chảy. Cơn đau thường tăng lên vào thời điểm trước khi đi tiêu. Sau khi đi tiêu, cơn đau có thể giảm dần nhưng sau đó sẽ trở lại cùng với đợt tiêu chảy tiếp theo.

 

2.2 Thay đổi thói quen đại tiện đi kèm cơn đau đại tràng

Rối loạn đại tiện, bao gồm táo bón, tiêu chảy hoặc xen kẽ cả hai. Điều này gây khó chịu cho người bệnh rất nhiều.

Trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thể bị thay đổi thói quen đi tiêu. Tuy nhiên, điều này không nên nhầm lẫn với bệnh lý đại tràng – nguyên nhân các cơn đau. Álvarez định nghĩa: “Khi đau đại tràng người bệnh thường đau bụng ít nhất một lần một tuần trong sáu tháng, đi cùng với các triệu chứng khác chẳng hạn như tiêu chảy hoặc táo bón. Cơn đau thường cải thiện một chút khi bệnh nhân đi vệ sinh”.

 

3. Tổng quan về chẩn đoán và điều trị

Các bác sĩ chuyên khoa khẳng định, cơn đau đại tràng gặp ở nữ giới nhiều gấp đôi so với nam giới. Các mối quan hệ xã hội, gia đình và công việc có thể ảnh hưởng đến việc các triệu chứng này. Điều trị toàn diện là chìa khóa để ngăn ngừa các cơn đau đại tràng.

Hình ảnh minh họa nội soi đại tràng (colon) bằng ống mềm (scope)

 

3.1 Chẩn đoán

Để chẩn đoán, bệnh nhân phải được chăm sóc y tế và kiểm tra các xét nghiệm như xét nghiệm máu và phân. Điều quan trọng là phải loại trừ các nguyên nhân gây đau khác bằng siêu âm vùng bụng. Với người trên 50 tuổi, nếu bác sĩ xét thấy phù hợp thì nên tiến hành nội soi để loại trừ ung thư đại tràng.

 

3.2 Điều trị

Phương pháp điều trị bệnh đại tràng rất đa dạng, tùy thuộc vào từng bệnh và mức độ nghiêm trọng của nó. Điều trị có thể bao gồm chế độ ăn uống, thuốc và trong một số trường hợp cần thiết phải phẫu thuật.

Ngoài việc chẩn đoán hội chứng ruột kích thích hoặc các bệnh lý khác, vai trò của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa là hướng dẫn bệnh nhân sống chung với chứng rối loạn này. Mục đích là để tránh lo âu và trầm cảm.

Một số bệnh có thể cản trở hoạt động bình thường của đại tràng. Những bệnh này được phân loại là lành tính (không phải ung thư) hoặc ác tính (ung thư). Trong một số trường hợp, các bác sĩ điều trị bệnh bằng cách cắt bỏ một đoạn ruột già. Thông thường, một người bình thường có khoảng 6 mét ruột non và 1.5 mét ruột già. Việc loại bỏ một đoạn thường không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ruột già.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top