Esomeprazol

Nội dung

Thuốc Esomeprazol là gì?

Điều tri trong những trường hợp: hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản, bệnh loét dạ dày – tá tràng, chữa loét dạ dày – tá tràng, phòng ngừa và điều trị loét dạ dày – tá tràng gây ra do thuốc kháng viêm không steroid.

Thành phần

  • Dược chất chính: Esomeprazole 40mg
  • Loại thuốc: Thuốc Dạ dày - tá tràng
  • Dạng thuốc, hàm lượng: Viên nang cứng, 40mg

Công dụng

Chỉ định điều trị trong những trường hợp:

  • Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản
  • Bệnh loét dạ dày – tá tràng
  • Chữa loét dạ dày – tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori và ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh nhân loét tá tràng nhiễm Helicobacter pylori.
  • Phòng ngừa và điều trị loét dạ dày – tá tràng gây ra do thuốc kháng viêm không steroid.

Liều dùng 

Cách dùng

Uống nguyên viên thuốc, không được nhai hay nghiền các vi hạt. Uống trước bữa ăn (tốt nhất là trước bữa ăn sáng).

Liều dùng

  • Hội chứng trào ngược dạ dày  – thực quản: Liều khởi đầu khuyên dùng trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản từ 20  đến 40 mg mỗi ngày,có thể kéo dài trên 4-8 tuần đối với những bệnh nhận không lành bệnh sau 4-8 tuần điều trị.
  • Trong trường hợp duy trì hay bệnh không có triệu chứng xói mòn thực quản, có thể dùng liều 20mg mỗi ngày.
  • Bệnh loét dạ dày – tá tràng có Helicobacter pylori: trong liệu pháp bộ ba kết hợp với amoxicillin và clarithromycin, liều thường dùng là 20mg Esomeprazol  x2 lần/ ngày trong 7 ngày hoặc Esomeprazol 40mg x1 lần /ngày trong  10 ngày.
  • Bệnh loét dạ dày – tá tràng do thuốc kháng viêm không steroid: Liều yêu cầu là 20mg hoặc 40mg x1 lần/ngày trong 6 tháng.
  • Bệnnh nhân suy gan: không cần điều chỉnh đối với bệnh nhân suy gan nhẹ và vừa. Liều Esomeprazol cho bệnh nhân suy gan nặng không quá 20 mg/ngày.

Tác dụng phụ

  • Các tác dụng phụ có thể xảy ra: đau đầu; buồn nôn; đầy hơi; táo bón; khô miệng
  • Một số tác dụng phụ có thể nghiêm trọng. Nếu bạn gặp bất kỳ những triệu chứng này, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức, hoặc có được trợ giúp y tế khẩn cấp: nổi mụn nước hoặc lột da; nổi mề đay; phát ban; ngứa; khó thở hoặc nuốt; sưng mặt, cổ họng, lưỡi, môi, mắt, tay, chân, mắt cá chân, hoặc cẳng chân; khàn tiếng; nhịp tim nhanh, không đều; mệt mỏi quá mức; hoa mắt; lâng lâng; co thắt cơ bắp; lắc không kiểm soát được một phần của cơ thể; co giật; tiêu chảy nặng; đau bụng; cảm sốt

Lưu ý 

Chống chỉ định

Tiền sử quá mẫn với esomeprazole, phân nhóm benzimidazole hay các thành phần khác trong công thức.

Thận trọng khi sử dụng

Phụ nữ có thai & cho con bú. Cần loại trừ bệnh ác tính trong trường hợp nghi ngờ loét dạ dày.

Tương tác thuốc

  • Esomeprazole có thể làm tăng nồng độ trong máu của diazepam (Valium, Diastat) bằng cách giảm thải trừ của diazepam trong gan. Esomeprazole có thể có tương tác thuốc ít hơn so với omeprazole.
  • Sự hấp thu của một số loại thuốc có thể bị ảnh hưởng bởi nồng độ axit dạ dày. Vì vậy, esomeprazole làm giảm acid dạ dày cũng làm giảm sự hấp thu và nồng độ trong máu của ketoconazole (Nizoral) và làm tăng hấp thu và nồng độ trong máu của digoxin (Lanoxin). Điều này có thể dẫn đến giảm hiệu quả của ketoconazole hoặc ngộ độc digoxin tăng.
  • Esomeprazole có thể làm tăng nồng độ trong máu của saquinavir (Invirase, Fortovase) và làm giảm nồng độ trong máu của nelfinavir (Viracept) và atazanavir (Reyataz), Vì vậy, nelfinavir hoặc atazanavir không nên dùng đồng thời với esomeprazole, và các bác sĩ nên xem xét việc giảm liều của saquinavir để tránh tác dụng phụ.
  • Esomeprazole không nên được sử dụng với clopidogrel vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
  • Esomeprazole làm tăng nồng độ của cilostazol (Pletal) và các chất chuyển hóa của nó. Liều cilostazol nên được giảm từ 100 mg hai lần mỗi ngày đến 50 mg hai lần mỗi ngày khi dùng cùng với esomeprazole.
  • Esomeprazole có thể làm tăng nồng độ trong máu của methotrexate (Rheumatrex, Trexall) và tacrolimus (Prograf).
return to top