Ferrovit

Nội dung

Thuốc Ferrovit là gì?

Thuốc Ferrovit có thành phần là Vitamin B12, Sắt fumarat, Vitamin B9 có tác dụng điều trị bệnh thiếu máu; dự phòng thiếu sắt và acid folic.

Thành phần

  • Dược chất chính: Vitamin B12 7.5mcg, Sắt fumarat 162mg, Vitamin B9 0.75mg

  • Loại thuốc: Thuốc bổ, vitamin và khoáng chất

  • Dạng thuốc, hàm lượng: Viên nang, 162 mg

Công dụng

  • Điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ có thai, trẻ em, thanh thiếu niên, hay người lớn bị chảy máu bên trong như là chảy máu đường ruột hay trong các trường hợp nhất định như ung thư ruột kết và chảy máu do loét, người đang điều trị thẩm tách máu hay phẫu thuật dạ dày.

  • Dự phòng thiếu sắt và acid folic ở trẻ em là đối tượng cần bổ sung nhiều sắt để tăng trưởng và phát triển, ở thiếu nữ tại các giai đoạn hành kinh, ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị mất máu và ở phụ nữ mang thai cần nhiều sắt để tăng thể tích máu và sự phát triển của bào thai.

Liều dùng

Cách dùng Ferrovit

Thuốc dùng đường uống.

Liều dùng Ferrovit

1 viên, ngày 1 - 2 lần sau khi ăn.

Tác dụng phụ

  • Với liều trung bình ở người nhạy cảm hoặc dùng liều cao có thể dẫn đến buồn nôn, phát ban da, nôn, tiêu chảy, đau thượng vị, hoặc đỏ mặt và tứ chi. Táo bón, phân đen là những phản ứng phụ thường gặp ở các chế phẩm bổ sung sắt.

Lưu ý 

Chống chỉ định

Không sử dụng cho bệnh nhân có tiền sử bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Thận trọng khi sử dụng

  • Không nên chỉ định dùng acid folic cho đến khi loại bỏ được chứng thiếu máu ác tính qua chẩn đoán, do acid folic có thể làm giảm các biểu hiện huyết học, trong khi thiệt hại về thần kinh vẫn không được phát hiện.

Tương tác thuốc

  • Sắt fumarate, kết hợp của hơn 200mg Vitamin C mỗi 30mg sắt nguyên tố làm tăng sự hấp thu đường uống của sắt. Sự hấp thu đường uống của sắt và tetracyclin giảm khi dùng chung hai thuốc này với nhau. Sự hấp thu của các fluoroquinolon, levodopa, methyldopa, và peniciliamin có thể bị giảm để hình thành phức hợp ion sắt-quinolon. Sử dụng đồng thời thuốc kháng acid, thuốc kháng histamin H2 (cimetidin), hoặc ức chế bơm proton có thể làm giảm hấp thu của sắt. Sự đáp ứng với liệu pháp sắt có thể bị trì hoãn bởi chloramphenicol.

  • Acid folic có thể làm giảm nồng độ của phenytoin, và hiệu quả điều trị của raltitrexed.

  • Tác dụng của Vitamin B12 có thể giảm khi dùng đồng thời với chloramphenicol.

return to top