Flarex

Nội dung

Thuốc Flarex là gì?

Thuốc Flarex có thành phần chính là Fluorometholone acetate, là hỗn dịch nhỏ mắt vô trùng.

Thành phần

  • Dược chất chính: Fluorometholone acetate 0,1% (1 mg/ml).

  • Tá dược: Chất bảo quản: Benzalkonium clorid 0,01%, Natri dihydro phosphat monohydrat, Natri clorid, Dinatri edetat, Hydroxyethylcellulose, Tyloxapol, Hydrochloric acid, và/hoặc Na hydroxid (để điều chỉnh pH) và nước tinh khiết.

  • Loại thuốc: Thuốc nhỏ mắt.

  • Dạng thuốc, hàm lượng: Hỗn dịch nhỏ mắt, hộp 1 lọ đếm giọt Droptainer 5ml.

  • Nhà sản xuất: Alcon.

Công dụng

Điều trị các trường hợp viêm không nhiễm khuẩn, đáp ứng với steroid, của mí mắt, kết mạc nhãn cầu, giác mạc và phần phía trước nhãn cầu.

Liều dùng 

Cách dùng

Chỉ dùng để nhỏ mắt.

Chú ý: Lắc kỹ lọ thuốc trước khi dùng.

Để tránh tạp nhiễm vào đầu nhỏ thuốc và hỗn dịch thuốc, cần thận trọng không được để đầu nhỏ thuốc của lọ thuốc tiếp xúc với mí mắt, vùng xung quanh mắt hoặc bất cứ vật nào.

Liều dùng

Người lớn: Nhỏ một hoặc hai giọt thuốc vào túi kết mạc của mắt cần điều trị, 4 lần mỗi ngày. Trong 48 giờ đầu tiên có thể tăng liều đến hai giọt, cứ hai giờ nhỏ một lần.

Trẻ em: Flarex không được chỉ định dùng cho trẻ em vì hiệu quả và độ an toàn của thuốc ở trẻ em chưa được xác lập.

Nếu sử dụng trên bệnh nhân glôcôm nên điều trị trong vòng 2 tuần, trừ khi việc điều trị lâu hơn là cần thiết.

Tác dụng phụ

Phản ứng phụ đối với thuốc này được báo cáo ở 3 trong số 7.276 bệnh nhân được đánh giá trước và sau khi thuốc được chấp nhận (0.04%). Phản ứng phụ chính là tăng nhãn áp ở 2 bệnh nhân (0.03%), làm nặng thêm viêm kết mạc dị ứng ở 1 bệnh nhân (0.01%). 

Phản ứng phụ có ý nghĩa lâm sàng (hiếm < 0.1%, ít gặp 0.1% - < 5%, không biểu hiện đặc hiệu > 5% hoặc chưa rõ tần suất).

  • Glaucoma: Tăng nhãn áp hoặc glaucoma đôi khi có thể xảy ra vài tuần sau khi dùng thuốc này kéo dài. Cần giám sát định kỳ áp lực nội nhãn trong quá trình điều trị.

  • Herpes giác mạc, nấm giác mạc, nhiễm Pseudomonas aeruginosa: Dùng thuốc này có thể dẫn đến herpes giác mạc, nấm giác mạc, nhiễm Pseudomonas aeruginosa… Nếu xảy ra các triệu chứng này, cần có các biện pháp điều trị thích hợp.

  • Thủng giác mạc: Có thể xảy ra thủng giác mạc nếu dùng thuốc này cho những bệnh nhân bị herpes giác mạc, loét hoặc chấn thương giác mạc...

  • Đục thủy tinh thể dưới bao sau: Dùng thuốc này dài hạn có thể xảy ra đục thủy tinh thể dưới bao sau.

Phản ứng phụ khác

Nếu có các phản ứng phụ sau đây, nên áp dụng biện pháp thích hợp như ngưng dùng thuốc:

  • Tần suất không rõ.

  • Quá mẫn cảm / Viêm bờ mi, viêm da mí mắt, phát ban.

  • Mắt/ Kích ứng mắt, xung huyết kết mạc.

  • Hệ thống tuyến yên - vỏ thượng thận (nếu dùng dài hạn)/ ức chế hệ thống tuyến yên - vỏ thượng thận.

  • Làm vết thương chậm lành.

  • Sử dụng ở người lớn tuổi.

  • Vì chức năng sinh lý ở người lớn tuổi thường suy giảm, cần có biện pháp đề phòng thích hợp khi dùng thuốc này.

Lưu ý

Chống chỉ định:

Quá mẫn cảm với Fluorometholone hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc

Nhiễm khuẩn cấp tính chưa điều trị.

Viêm giác mạc do Herpes.

Bệnh đậu bò (vaccinia), thủy đậu và những bệnh nhiễm virus khác ở giác mạc hoặc kết mạc.

Các bệnh do nấm của cấu trúc mắt.

Nhiễm khuẩn lao ở mắt.

Thận trọng khi sử dụng

Nhỏ mắt liều cao/hoặc kéo dài Fluorometholon làm tăng nguy cơ biến chứng mắt và có thể gây ra các ADR toàn thân. Nếu phản ứng viêm không giảm trong một thời gian hợp lý, nên ngừng và thay điều trị.

Dùng corticosteroid tại chỗ có thể làm giảm bài tiết cortisol trong nước tiểu cũng như làm giảm nồng độ trong huyết tương. Corticoid làm trẻ em chậm lớn, đặc biệt khi dùng liều cao và kéo dài.

Dùng corticosteroid nhỏ mắt kéo dài có thể gây tăng nhãn áp và/ hoặc glôcôm kèm theo tổn thương dây thần kinh thị giác, giảm thị lực, tạo đục thủy tinh thể dưới bao sau. Khi dùng corticoid nhỏ mắt, phải kiểm tra thường xuyên nhãn áp.

Các thuốc corticoid có thể che đậy nhiễm khuẩn hoặc làm nặng thêm nhiễm khuẩn đã có. Phải dùng kháng sinh thích hợp để tránh bội nhiễm. Sau khi điều trị kéo dài với corticoid ở mắt, phải kiểm tra kĩ nhiễm nấm dai dẳng giác mạc. Dùng thận trọng và duy nhất phối hợp với liệu pháp kháng virus để điều trị viêm giác mạc chất đệm hoặc viêm màng mạch nho do Herpes simplex; cần thiết phải khám định kỳ bằng đèn khe.

Không ngừng điều trị sớm vì có thể gây ra một đợt viêm mới nếu ngừng đột ngột khi đang dùng liều cao.

Trong khi điều trị, không nên mang kính sát tròng (cứng hay dẻo).

Thời kỳ cho con bú

Dùng thận trọng đối với người đang cho con bú.

 

return to top