✴️ Khám và điều trị bệnh u xương

Nguyên nhân gây bệnh u xương

U xương xảy ra do tình trạng các tế bào xương phát triển không kiểm soát, hình thành nên khối mô hay khối u. Đa số các trường hợp u xương là lành tính, không lây lan sang các bộ phận, cơ quan khác trong cơ thể nhưng vẫn có thể gây nguy hiểm và cần được điều trị. Chỉ 1% người bệnh u xương là ác tính hay còn gọi là ung thư xương.

Hiện vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh là: nhiễm phóng xạ sau xạ trị do quá liều, gãy xương, yếu tố di truyền…

Sự phát triển của mức của xương gây nên tình trạng u xương lành tính hoặc ác tính

Sự phát triển của mức của xương gây nên tình trạng u xương lành tính hoặc ác tính

 

Triệu chứng của bệnh u xương

Có thể nhận biết triệu chứng bệnh phụ thuộc vào tính chất của khối u trên xương:

– U xương lành tính: Cảm giác vướng, đau mỏi dần dần thấy buốt, nhức xương. Thậm chí người bệnh có thể sờ thấy u mềm hơi đau trên xương.

– U xương ác tính (ung thư): Khởi đầu bằng một vùng bị sưng, sờ vào rắn và nổi gồ trên da, k rõ bờ, không đau. Khi bệnh tiến triển, u to nhanh làm biến dạng và dễ gãy xương ở vị trí u. U xương ác tính thường xâm lấn phần mềm, làm tân tạo mạch và khiến da ấm nóng hơn vị trí khác. Nhiều trường hợp người bệnh cho biết họ bị đau về đêm hay khi tập thể dục. U hay xuất hiện ở khu vực quanh đầu gối.

 

Phương pháp chẩn đoán bệnh u xương

– Người bệnh được khai thác tiền sử bệnh cá nhân, gia đình, kiểm tra xung quanh nơi nghi ngờ u xương.

– Người bệnh được chụp X quang để gợi ý xác định tính chất u lành hay ác tính

– Siêu âm trong các trường hợp nghi ngờ u xâm nhập phần mềm

– Chụp CT và chụp MRI để khảo sát mô mềm

– Sinh thiết nếu nghi ngờ ung thư.

Có thể nhận biết triệu chứng bệnh phụ thuộc vào tính chất của khối u trên xương

Có thể nhận biết triệu chứng bệnh phụ thuộc vào tính chất của khối u trên xương

 

Điều trị bệnh u xương

Tùy vào tính chất lành tính hay ác tính mà người bệnh được áp dụng các phương pháp phù hơp nhất, cụ thể là:

– U xương lành tính: Có thể điều trị nội khoa bằng uống thuốc giảm đau, chống viêm không steroid. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật mở, cắt bỏ khối u có tham gia của đồng vị phóng xạ.

– Ung thư xương:

+ Xạ trị: Áp dụng cho những trường hợp người bệnh không thể phẫu thuật hay sử dụng sau phẫu thuật, tiêu diệt các tế bào ung thư còn xót lại.

+ Hóa trị: Điều trị toàn thân, sử dụng thuốc chống ung thư

+ Phẫu thuật: Giúp loại bỏ khối ung thư. Khi đó, khối u và một phần mô bao quanh khố u sẽ được cắt bỏ. Các phương pháp có thể sử dụng là giải phẫu cắt bỏ một chi, cắt bỏ một phần chi, phẫu thuật không ảnh hưởng đến chi.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top